logo
logo
Xuất nhập khẩu

CAF là gì? Cách tính phí CAF trong logistics chính xác

Nguyễn Viết Lộc
CAF là gì? Cách tính phí CAF trong logistics chính xác
Chia sẻ ngay:

Trong quá trình giao thương quốc tế, BAF, CIC, LSS và CAF đều là các loại phụ phí thường được áp dụng khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa. Trong số đó, phí CAF được hãng tàu thu từ chủ hàng nhằm bù đắp cho các chi phí phát sinh do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ. Vậy phí CAF là gì? Làm thế nào để tính phí CAF? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Phí CAF là gì?

Tìm hiểu CAF là phí gì?
Tìm hiểu CAF là phí gì?

CAF là gì? Thuật ngữ CAF có ý nghĩa gì? CAF (viết tắt của Currency Adjustment Factor) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế. CAF được đơn giản hoá là phụ phí điều chỉnh dựa trên biến động của tỷ giá ngoại tệ.

CAF không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi của giá nhiên liệu mà còn phụ thuộc vào sự biến động liên tục của tỷ giá tiền tệ trên thị trường toàn cầu. Điều này là do tỷ giá mỗi đồng tiền trên thế giới đều biến động qua từng ngày. Vì vậy, các hãng tàu thiết lập một khoản phí CAF, được thu thêm từ chủ lô hàng, nhằm bù đắp cho sự chênh lệch này, đồng thời duy trì sự cân bằng trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế.

>> Xem thêm: Logistics là gì? Quy trình và cách thức hoạt động

>> Xem thêm: E-logistics là gì? Lợi ích và thách thức của e-logistics

>> Xem thêm: Fulfillment là gì? Khám phá quy trình dịch vụ Fulfillment

Lịch sử ra đời của phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

Sau khi hiểu rõ về CAF, ta cùng khám phá nguồn gốc của loại phí này. Không phải là một sự tự nhiên mà CAF ra đời và được hãng tàu đơn thuần thu từ chủ hàng. Thực tế, loại phí này xuất phát từ tình trạng thực tế do biến động của tỷ giá ngoại tệ ảnh hưởng đến chi phí của mỗi chuyến tàu.

Doanh nghiệp tàu biển thường hoạt động quốc tế, với các hãng tàu có trụ sở tại nhiều quốc gia khác nhau. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí trong hoạt động quốc tế và nội địa. Vì vậy, để thống nhất cước phí, họ đã sử dụng đồng USD làm đồng tiền chung từ năm 1971.

Quyết định này tạo ra sự biến động với đồng USD so với các đồng tiền khác, làm tăng giảm chi phí và cước phí. Để giảm tác động của biến động này, họ áp dụng CAF, phụ phí để duy trì cân bằng giá trị tính bằng USD khi chuyển đổi sang đồng tiền nội địa.

CAF được áp dụng theo từng khu vực vận chuyển để đảm bảo công bằng, vì mỗi khu vực có điều kiện vận chuyển đặc biệt. Điều này dẫn đến việc không thể áp dụng một công thức chung cho tất cả các khu vực.

Hướng dẫn cách tính phí CAF

CAF tính như thế nào?
CAF tính như thế nào?

Công thức tính phí CAF dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Lượng hàng vận chuyển từ điểm xếp hàng đến điểm dỡ hàng.
  • Quốc tịch của hãng vận chuyển.
  • Chi phí chuyến tàu tại các cảng xếp, dỡ và các chi phí khai thác khác, tính bằng đồng tiền của quốc gia mà hãng vận chuyển hoạt động, bao gồm cả chi phí cho thuyền viên và chi phí bảo hiểm.

Các tổ chức vận tải thường đánh giá công thức tính phí CAF theo từng kỳ (hàng quý hoặc hàng tháng) trước khi công bố bất kỳ điều chỉnh nào về phí CAF do biến động tỷ giá ngoại tệ. Điều này giúp cho khách hàng và chủ hàng có thời gian để phản hồi hoặc lập kế hoạch chi phí cho lô hàng của họ một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, việc áp dụng CAF thường gặp phản đối từ các chủ hàng và hiệp hội chủ hàng và không có sự đồng nhất. Mặc dù các hãng vẫn áp dụng cách tính tương tự, nhưng tùy thuộc vào tình hình kinh tế tại khu vực vận chuyển, họ có thể điều chỉnh để phù hợp.

Ví dụ: Phí vận chuyển là 2500 USD; Hệ số điều chỉnh tiền tệ là 5%. Do đó, cách tính phí CAF như sau:

  • Hệ số điều chỉnh tiền tệ = (2500 : 100) x 5% = 125 USD

=> Giá cước vận chuyển sau điều chỉnh sẽ là 2500 + 125 = 2625 USD.

Cách hạn chế phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ như thế nào?

Tìm hiểu về phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ
Tìm hiểu về phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

Đối với nhiều người, việc phải trả thêm phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ có thể làm tăng chi phí thực tế của việc vận chuyển hàng hóa một cách đáng kể. Do đó, để giảm thiểu chi phí trong quá trình vận chuyển, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Trước hết, bạn có thể đàm phán với hãng tàu để ký kết một hợp đồng trọn gói giới hạn giá cước vận chuyển ở mức cố định. Việc này sẽ giúp bạn không phải chịu các khoản phụ phí CAF khác nhau, từ đó, việc quản lý chi phí liên quan đến biến động tỷ giá ngoại tệ trở nên đơn giản hơn nhiều.

Thứ hai, bạn có thể thương lượng với hãng tàu về các phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ trong quá trình vận chuyển. Thành công trong việc đàm phán cũng sẽ giúp bạn hạn chế tác động của sự biến đổi trong tỷ giá ngoại tệ.

Thứ ba, bạn có thể lựa chọn thời điểm vận chuyển hàng hóa trước khi tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh.

>> Xem thêm: Hàng FCL là gì? Ưu điểm giữa hàng FCL và LCL

>> Xem thêm: CO CQ là gì? Phân biệt 2 loại giấy chứng nhận phổ biến

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp đầy đủ và cung cấp chi tiết về “CAF là gì?”. Hy vọng EFEX sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích giúp các doanh nghiệp quản lý hoạt động vận tải một cách thuận lợi.

avatar
Nguyễn Viết LộcNguyễn Viết Lộc là chuyên viên Content tại EFEX. Dựa trên kinh nghiệm 2 năm trong ngành TMĐT, hậu cần và Logistics, Nguyễn Viết Lộc chia sẻ các bài viết hữu ích cho độc giả để biến hoạt động kinh doanh nhàm chán, khó khăn của doanh nghiệp SME tại Việt Nam trở nên thú vị, nhiều sắc màu và hiệu quả.