Hàng nội thất Việt Nam đang khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Với 54% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ, ngành nội thất đang đứng trước tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, cơ hội này cũng đi kèm với thách thức không nhỏ khi nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chưa có phương án tối ưu về hậu cần để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử đang bùng nổ. Bài viết hôm nay của EFEX sẽ phân tích chi tiết về cơ hội, thách thức và giải pháp giúp các doanh nghiệp nội thất Việt Nam muốn chinh phục "miền đất hứa" mang tên thương mại điện tử Mỹ.
Trong những năm gần đây, ngành nội thất đã nổi lên như một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong thương mại điện tử bán lẻ. Theo báo cáo của BusinessWire, thị trường TMĐT nội thất dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, từ 27,74 tỷ USD năm 2021 lên 40,74 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ấn tượng 4,4% trong giai đoạn 2022-2030.
Sự phát triển này được thúc đẩy bởi xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến trong ngành nội thất. Theo nghiên cứu gần đây của Maddyness:
Xu hướng này đặc biệt mạnh mẽ tại Mỹ - một quốc gia dẫn đầu về TMĐT. Theo số liệu của Statista, Hoa Kỳ là thị trường TMĐT nội thất có doanh thu dự kiến năm 2024 lớn nhất thế giới, với doanh thu ước tính gần 125 tỷ đô la, gấp khoảng 3 lần so với Trung Quốc - quốc gia đứng thứ hai.
Những con số này phản ánh rõ nét sự chuyển dịch mạnh mẽ của ngành nội thất sang môi trường trực tuyến, đặc biệt tại thị trường Mỹ. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường TMĐT nội thất, đồng thời cũng đặt ra thách thức trong việc thích ứng với xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng.
Trở lại với thị trường Việt Nam, ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang thể hiện tiềm năng to lớn trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ. Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, trong nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành này đạt 7,48 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 54% tổng kim ngạch với 4,07 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm trước. Hay nói cách khác, cứ 10 chiếc ghế nhập khẩu vào Mỹ thì có đến 5 chiếc "made in Vietnam". Điều này cho thấy vị thế vững chắc của sản phẩm Việt trên thị trường Mỹ, một trong những thị trường TMĐT nội thất lớn nhất thế giới.
Sự phát triển của TMĐT và logistics xuyên biên giới đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng Mỹ (D2C) thông qua các sàn TMĐT. Điều này giúp giảm thiểu chi phí đầu tư cho mặt bằng và nhân sự, đồng thời tận dụng được xu hướng mua sắm trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại Mỹ.
Với thị trường TMĐT nội thất Mỹ đạt gần 125 tỷ USD sau quý 2 năm 2024 và xu hướng người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mua sắm nội thất trực tuyến, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn để mở rộng thị phần và tăng doanh thu. Bằng cách tận dụng các nền tảng TMĐT, doanh nghiệp Việt có thể vượt qua rào cản địa lý, tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng Mỹ và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế.
Có thể thấy rằng, thương mại điện tử không còn xa lạ với ngành nội thất. Khi nhắc đến bán hàng online trên sàn TMĐT tại Mỹ, doanh nghiệp thường sẽ nghĩ đến gã khổng lồ Amazon.
Tuy nhiên, khác xa với “hiệu ứng Amazon”, một cái tên nổi lên trong những năm gần đây tại Mỹ về ngành hàng nội thất bạn nên lựa chọn đó chính là Wayfair.
Wayfair là một công ty bán lẻ trực tuyến chuyên về nội thất và trang trí nội thất, thành lập vào năm 2002 có trụ sở tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ. Năm 2020, Wayfair trở thành thương hiệu đứng thứ hai trong danh sách các công ty nội thất lớn nhất thế giới. Hết năm 2022, tổng doanh thu thuần của Wayfair đạt 12,2 tỷ USD.
So với ông lớn thương mại điện tử toàn cầu Amazon, Wayfair nhiều ưu điểm. đây là nền tảng tập trung vào mảng nội và ngoại thất, vốn là ngành hàng đối mặt với trở ngại lớn khi tham gia TMĐT.
Khách mua đồ nội thất online muốn giao tiếp với nhà bán hàng, muốn thấy được sản phẩm thực tế thế nào, ứng dụng vào không gian trong nhà ra sao... Do vậy, Wayfair tập trung ứng dụng công nghệ gia tăng trải nghiệm, chăm sóc khách hàng, cung cấp các công cụ kết nối nhà bán hàng với khách mua hàng. để khắc phục đặc thù sản phẩm cồng kềnh, phải vận chuyển, lắp ráp... Wayfair đầu tư chuỗi cung ứng rất kỹ, từ dịch vụ nền tảng, khâu lưu kho, giao nhận, marketing... để khách hàng trải nghiệm mua sắm thuận tiện, giúp nhà cung cấp tiếp cận người dùng tốt hơn.
Về chi phí, Wayfair không có phí thiết lập hay phí bán hàng và sẽ trả phí vận chuyển. Amazon sẽ tốn nhiều chi phí hơn ở giai đoạn đầu. Trước tiên, bạn phải chọn gói bán hàng. Gói bán hàng chuyên nghiệp có giá $39,99 mỗi tháng; với gói cá nhân, bạn sẽ trả $0,99 cho mỗi sản phẩm bán. Với cả hai gói, Amazon sẽ thu một khoản phí giới thiệu cho mỗi sản phẩm bán, tùy vào từng danh mục. Ngoài ra, còn có phí vận chuyển nếu bạn là người bán hàng thông qua dịch vụ Fulfilled by Amazon (FBA), cũng như phí lưu kho và các chi phí khác, tùy thuộc vào trạng thái người bán và nhu cầu kinh doanh.
Để trở thành Đối tác Nhà cung cấp của Wayfair, Wayfair sẽ yêu cầu doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Về sản phẩm
Về tài khoản
Trong các yêu cần trên, doanh nghiệp Việt Nam thường gặp trở ngại liên quan đến việc xử lý hậu cần và vận chuyển sang thị trường Mỹ. Đây là một rào cản đáng kể, đặc biệt đối với các sản phẩm nội thất.
Đối với nội thất kích có thước lớn, doanh nghiệp cần sở hữu hoặc làm việc với các 3PL có diện tích kho lớn. Chi phí vận chuyển và lưu kho các mặt hàng do đó thường rất cao.
Ngược lại, các sản phẩm nội thất nhỏ hoặc gia công không yêu cầu về diệ cần có chiến lược chuyển hàng hợp lý để tránh chậm trễ đơn hàng.
Wayfair và các sàn thương mại điện tử khác thường yêu cầu tốc độ giao hàng tối thiểu, do đó doanh nghiệp cần có khả năng đáp ứng đơn hàng (fulfillment) nhanh chóng, hiệu quả để đem đến trải nghiệm mua sắm trọn vẹn cho người tiêu dùng.
Nhận thấy những khó khăn khi tiếp cận thị trường TMĐT quốc tế nói chung và Wayfair tại Mỹ nói riêng, EFEX ra đời với sứ mệnh đồng hành cùng các cá nhân & doanh nghiệp mang hàng Việt vươn ra thế giới
Với đội ngũ chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và công nghệ, EFEX cung cấp giải pháp toàn diện cho việc bán hàng xuyên biên giới. EFEX tự tin giúp các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng nội thất trên Wayfair bằng các giải pháp độc đáo, độc quyền:
Với những giải pháp này, EFEX giúp các doanh nghiệp nội thất Việt Nam không chỉ đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của Wayfair mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việc của doanh nghiệp tập trung sản xuất và bán hàng, mọi hoạt động hậu cần hãy để EFEX lo cho bạn!