logo
logo
Logistics

EBS là phí gì? Người trả và cách tính phí EBS

EFEX
EBS là phí gì? Người trả và cách tính phí EBS

Những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thuật ngữ EBS chắc chắn đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, với người mới thì khái niệm này còn nhiều sự khó hiểu. Vậy EBS là phí gì, vai trò của EBS quan trọng như thế nào trong xuất nhập khẩu. Hãy theo chân EFEX để khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

EBS là phí gì?

EBS là phí gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người mới gia nhập ngành logistic. Theo đó, EBS là viết tắt của Emergency Bunker Surcharge, là một loại phụ phí xăng dầu, nhiên liệu khẩn cấp đối với các chuyến hàng đi Châu Á.

EBS chính là phụ phí xăng dầu áp dụng trong vận tải biển
EBS chính là phụ phí xăng dầu áp dụng trong vận tải biển

Sự xuất hiện của loại phí EBS nhằm bù đắp chi phí nhiên liệu tăng đột biến trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Do giá nhiên liệu biến động mạnh trên thị trường quốc tế, các hãng tàu cần một cơ chế linh hoạt để điều chỉnh chi phí và EBS chính là giải pháp tạm thời để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định.

Phí EBS có thể thay đổi tùy thuộc vào sự biến động của thị trường xăng dầu thế giới. Ngoài ra, phụ phí xăng dầu chỉ là một khoản phụ phí vận chuyển biển và không được tính vào các khoản phí địa phương (Local Charges) trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

>> Xem thêm: Bốc xếp hàng hóa là gì? Tìm hiểu quy trình bốc xếp hàng hóa chuyên nghiệp 

>> Xem thêm: 3PL là gì? Ưu điểm, quy trình và công ty 3PL tốt nhất năm 2024 

Sự ra đời của phí EBS

Sau thắc mắc EBS là loại phí gì thì sự ra đời của phí EBS cũng khiến một số người tò mò. Cụ thể, vào những năm 1970, sự gia tăng đột biến của giá nhiên liệu đã tạo ra một cú sốc rất lớn trong giá dầu lửa. Việc giá nhiên liệu tăng cao đã tác động trực tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa bằng container thông qua đường biển cũng như các hoạt động khác của hãng tàu.

EBS ra đời nhằm bù đắp chi phí cho các hãng tàu 
EBS ra đời nhằm bù đắp chi phí cho các hãng tàu 

Phụ phí EBS đã chính thức xuất hiện vào thời điểm đó và duy trì cho đến tận bây giờ. Có thể nó giống như một đặc điểm riêng biệt trong dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển.

Vai trò của phí EBS trong xuất nhập khẩu

Đặc điểm của vận tải đường biển chính là chuyên chở số lượng container vô cùng lớn. Ngoài ra, những chiếc tàu chở hàng cũng phải đảm bảo có kích thước lớn, tốc độ hoạt động ổn định. Từ đó, đảm bảo quá trình vận chuyển được diễn ra thuận lợi, đúng lịch trình và giao hàng đúng hẹn đến tay người nhận.

Tàu biểu tiêu tốn nguồn nguyên liệu xăng dầu. Giá xăng dầu, nhiên liệu lại không hề ổn định, nó có thể biến động theo từng ngày, từng giờ theo thị trường thế giới. Chính vì vậy, sự xuất hiện của phí EBS trong xuất nhập khẩu đã giải quyết được bài toán cho cả chủ tàu lẫn doanh nghiệp, cụ thể:

  • Phụ phí xăng dầu EBS áp dụng được nhận định sẽ khắc phục được những rủi ro về giá cả nhiên liệu, đồng thời bù đắp một phần chi phí cho các hãng tàu. Đảm bảo lợi nhuận trước sự biến động bất lợi của thị trường nhiên liệu.
  • Bằng cách áp dụng phí EBS, các hãng tàu có thể nhanh chóng phản ứng với biến động của thị trường nhiên liệu mà không phải điều chỉnh giá cước cơ bản thường xuyên.
  • Sự có mặt của phí EBS cũng thúc đẩy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tìm kiếm các giải pháp vận tải hiệu quả hơn về chi phí. Bao gồm việc tối ưu hóa lộ trình vận chuyển, lựa chọn các phương thức vận tải kết hợp hoặc đàm phán với nhiều nhà cung cấp dịch vụ để có được giá cước tốt nhất.
Phụ phí EBS đảm bảo lợi ích cho cả hãng tàu và doanh nghiệp
Phụ phí EBS đảm bảo lợi ích cho cả hãng tàu và doanh nghiệp
  • Phí EBS sẽ đảm bảo sự liên tục trong chuỗi cung ứng và duy trì tính ổn định của các dịch vụ vận tải, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng lịch trình và không bị gián đoạn, đứt gãy.
  • Phí EBS giúp làm rõ và tách biệt phần chi phí phát sinh do biến động nhiên liệu khỏi cước phí vận chuyển cơ bản. Điều này tạo ra sự minh bạch hơn trong cấu trúc giá cước, giúp các bên liên quan (nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà cung cấp dịch vụ vận tải) dễ dàng hiểu và dự đoán chi phí.

Ai là người sẽ chi trả phí EBS?

Sau khi đã được giải đáp EBS là phí gì thì việc ai là người trả loại phí này cũng rất quan trọng. Theo đó, phụ phí xăng dầu EBS đã được quy định rất rõ trong hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng ngoại thương. Trong trường hợp không đề cập đến, người chịu loại phí EBS sẽ do hãng tàu quyết định dựa trên các điều kiện giao hàng.

Trong hợp đồng thường đã quy định về người thanh toán phí EBS
Trong hợp đồng thường đã quy định về người thanh toán phí EBS

Ví dụ, nếu điều khoản giao hàng là FOB (Free On Board), người nhập khẩu sẽ chịu phí EBS. Ngược lại, với điều khoản CIF (Cost, Insurance, and Freight), người xuất khẩu sẽ là người chi trả khoản phí này.

Tuy nhiên, trên thực tế các bên thường thương lượng để chia sẻ chi phí EBS sao cho hợp lý.

Cách tính phí EBS là gì?

Được biết, phụ phí EBS của mỗi hãng tàu là khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hoá cũng như giá nhiên liệu trên thế giới. Thông thường, hãng tàu sẽ dựa trên cước biển, khối lượng, kích thước hàng hóa, hay có thể tính theo mét khối hàng hoặc tính gộp trên mỗi container.

Ngoài ra, khoảng cách vận chuyển cũng ảnh hưởng đến mức phí EBS. Các tuyến đường dài hơn thường yêu cầu nhiều nhiên liệu hơn, do đó, phí EBS cho các tuyến đường dài sẽ cao hơn so với các tuyến ngắn.

Các hãng tàu có cách tính phụ phí EBS khác nhau
Các hãng tàu có cách tính phụ phí EBS khác nhau

Trường hợp giá xăng dầu đi xuống thì chi phí trung gian, phụ phí trong quá trình vận chuyển cũng sẽ giảm theo, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp. Các hãng tàu thường thông báo trước về việc áp dụng hoặc thay đổi mức phí EBS, cho phép các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và điều chỉnh kế hoạch tài chính.

Để biết được chính xác phụ phí EBS, quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp các hãng tàu hoạt động lâu năm trên thị trường.

Dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới giá tốt EFEX

Trong bối cảnh chi phí vận chuyển biến động, việc tìm kiếm các dịch vụ vận chuyển giá tốt và ổn định là ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Nếu đơn vị của bạn đang tìm một đối tác uy tín, chuyên nghiệp thì hãy tham khảo EFEX.

EFEX - tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới uy tín, nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tuyệt vời với hàng loạt các ưu điểm như:

  • Bảng giá vận chuyển luôn luôn tốt, cạnh tranh với thị trường đồng thời đảm bảo lợi ích cho khách hàng.
  • Với vận tải đường biển, hàng hóa sẽ được giao tới tay người nhận chỉ sau 9 - 15 ngày làm việc.
  • Đội ngũ nhân viên giàu chuyên môn, hỗ trợ khách hàng mọi thủ tục từ A đến Z, từ tư vấn gói cước chuyển phát, chi phí trọn gói cho đến thủ tục hải quan,...
  EFEX - đối tác vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới tin cậy, chuyên nghiệp
EFEX - đối tác vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới tin cậy, chuyên nghiệp 
  • EFEX đặt ưu tiên hàng đầu vào việc đảm bảo an toàn cho hàng hóa của khách hàng. Từ quy trình đóng gói, xếp dỡ đến vận chuyển, tất cả đều được thực hiện một cách cẩn thận và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn cao nhất, giảm thiểu rủi ro, hư hỏng hoặc mất mát hàng hóa.
  • Cung cấp các giải pháp vận chuyển tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Bao gồm vận chuyển hàng lẻ đến vận chuyển hàng nguyên container, từ hàng hóa thông thường đến hàng hóa đặc biệt, …
  • Tối ưu quá trình giao hàng nhờ vào hệ thống vận chuyển chuyên nghiệp. Cam kết giao hàng đúng hẹn.

Hy vọng với những chia sẻ của EFEX đã giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng thể về EBS là phí gì. Nắm bắt được tầm quan trọng của phụ phí EBS cũng như cách tính EBS. Đừng quên liên hệ với EFEX để được hỗ trợ tư vấn các gói cước vận chuyển hàng hóa đường biển tối ưu nhất hiện nay.

avatar
Nguyễn Viết LộcNguyễn Viết Lộc là chuyên viên Content tại EFEX. Dựa trên kinh nghiệm 2 năm trong ngành TMĐT, hậu cần và Logistics, Nguyễn Viết Lộc chia sẻ các bài viết hữu ích cho độc giả để biến hoạt động kinh doanh nhàm chán, khó khăn của doanh nghiệp SME tại Việt Nam trở nên thú vị, nhiều sắc màu và hiệu quả.