Hiện nay, phần lớn các khu công nghiệp ở các thành phố và tỉnh thành đều có các hệ thống kho bãi sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu lưu kho, bến bãi và vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn tồn tại nhiều vấn đề về hệ thống kho bãi ở Việt Nam. Bài viết dưới đây của Efex sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản về tình hình kho bãi hiện nay và các giải pháp cho các vấn đề về kho bãi.
Kho bãi hoặc kho hàng là nơi để lưu trữ và bảo quản các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm đã hoàn thành nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vào mọi thời điểm.
Trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng, kho bãi được xem là bộ phận không thể thiếu, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm chi phí và tối ưu hoá vận hành kho hàng.
>> Xem thêm: [Tip] 10 Cách sắp xếp kho hàng khoa học, hợp lý
Hiện nay có rất nhiều loại hình kho bãi hoạt động trên thế giới. Tại Việt Nam, dưới đây là 4 loại hình kho bãi được ưa chuộng nhất!
Kho ngoại quan là một khu vực lưu trữ hàng hóa tọa lạc trên lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu đặc trưng bởi việc tạm giữ hàng hóa để chuẩn bị cho quá trình xuất khẩu, bao gồm cả hàng từ nước ngoài và trong nước. Chức năng chính của loại kho này là phục vụ quá trình chuẩn bị hàng hóa trước khi chúng được xuất khẩu.
Chủ hàng, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể, có thể ủy quyền trực tiếp cho đại lý để thực hiện các thủ tục hải quan, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên khác, hoặc di chuyển hàng hóa giữa các kho ngoại quan. Điều này tạo thuận lợi và linh hoạt cho quá trình quản lý và vận chuyển hàng hóa, phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
Kho CFS (Container Freight Station) đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hoặc phân tách hàng lẻ để vận chuyển trong một container chung. Khi các chủ hàng không đủ hàng để điền đầy một container, họ sử dụng dịch vụ này. Theo quy trình, hàng hóa được chuyển đến địa điểm thu gom để đợi quá trình thủ tục, sau đó tiếp tục bước chia tách hoặc ghép ghữa vào một container chung, sẵn sàng cho quá trình xuất khẩu ra nước ngoài.
Các loại nguyên liệu và vật tư nhập khẩu sau khi đã hoàn tất thủ tục thông quan nhưng chưa nộp thuế thường được lưu trữ tại kho này. Doanh nghiệp sở hữu kho, có trách nhiệm chủ động hợp tác với cơ quan hải quan để thực hiện kiểm tra và giám sát các hoạt động bên trong kho, đảm bảo tuân thủ quy định và đồng thời đảm bảo an toàn và bảo mật cho hàng hóa.
Cross Docking không thực hiện chức năng lưu trữ mà tập trung vào tiếp nhận và phân phối hàng hóa ngay lập tức. Ưu điểm của loại kho này là gia tăng tốc độ vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng và đồng thời giảm chi phí liên quan đến việc lưu trữ hàng hóa. Tuy nhiên, mô hình này không phù hợp khi có quá nhiều hoặc quá ít hàng hóa để xử lý.
Báo cáo gần đây của Bộ Công Thương chỉ ra rằng, hệ thống kho bãi ở Việt Nam được thiết kế và quy hoạch không đồng đều, kho bãi tập trung phần lớn ở các tỉnh phía Nam.
Tuy có diện tích kho bãi ít hơn (30%) nhưng miền Bắc là nơi có nhu cầu sử dụng kho tăng trưởng liên tục trong những năm qua, bất chấp tình hình biến động kinh tế, đại dịch COVID-19.
Thương mại điện tử phát triển, các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhu cầu kho bãi do đó tăng theo. Các chuyên gia đánh giá, chi phí thuê kho bãi sẽ có sự tăng trưởng trung bình từ 1.5 đến 4% hàng năm.
Các khu vực tập trung kho bãi tại miền Bắc Việt Nam chủ yếu nằm ở các tỉnh lân cận Hà Nội và các trung tâm kinh tế ven biển như Hải Phòng. Hiện tại, tỷ lệ kho trống ở khu vực này đang giảm mạnh, cho thấy tiềm năng phát triển hệ thống kho bãi tại đây đang được tăng cường khi thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Kho bãi khu vực miền Bắc tập trung chính ở Hà Nội và Hải Phòng
Miền Nam Việt Nam là thị trường kho bãi phát triển sôi nổi nhất của đất nước. Lợi thế này bắt nguồn từ sự kết nối giao thông thuận tiện bao gồm đường hàng không, đường cao tốc, cảng biển, kênh rạch, ... Nhu cầu mua sắm tại thị trường miền Nam rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ. Do đó, nhu cầu về kho bãi sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Tuy nhiên, so với miền Bắc, tỷ lệ trống kho ở miền Nam vẫn khá cao (do số lượng kho bãi lớn ở miền Nam và tốc độ phát triển quá nhanh).
>> Xem thêm: Top 8 cho thuê kho bán hàng TPHCM giá rẻ, uy tín nhất năm 2023
>> Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng nhà kho nhỏ: chi phí và ưu điểm
Hiện nay, tình trạng thiếu kho bãi đang là một vấn đề đáng quan ngại ở Việt Nam. Nguyên nhân chính là do giá thuê đất tại các khu công nghiệp hiện nay đang ở mức rất cao do nhu cầu thuê kho bãi tăng mạnh. Tình hình này càng trở nên căng thẳng hơn khi nguồn đất cho thuê tại các khu công nghiệp ngày càng khan hiếm.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của hệ thống kho bãi ở Việt Nam trong dài hạn.
Hệ thống kho bãi và cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ với nhau. Trong thời gian gần đây, chú trọng đầu tư công và phát triển hạ tầng của Nhà nước đã tạo điều kiện cho hệ thống kho bãi ở Việt Nam phát triển nhanh chóng.
Đầu tư và nâng cấp đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không cũng là yếu tố thu hút đầu tư phát triển dịch vụ kho vận bãi logistics.
Việc quản lý kho bãi đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, nếu không sẽ gặp nhiều khó khăn. Các khó khăn này bao gồm:
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, Internet đang có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn, và dễ dàng tiếp cận với các nguồn hàng hóa thông qua các trang thương mại điện tử.
Sự thay đổi trong thói quen này đã tác động đến cách vận hành của các doanh nghiệp, khi họ cần tăng cường các dịch vụ vận chuyển và kho vận để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Có thể nói, ngành dịch vụ kho bãi cũng là một trong những lĩnh vực hưởng lợi từ sự thay đổi này.
Để giải quyết những khó khăn trong việc quản lý kho bãi trong ngành logistics, các doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể. Sau đây là một số giải pháp để đối phó với các vấn đề về kho bãi trong ngành logistics tại Việt Nam:
Để quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm quản lý hàng hóa trong kho. Việc sử dụng phần mềm sẽ giúp cho việc kiểm tra hàng hóa trở nên nhanh chóng hơn, phát hiện sai sót kịp thời và xử lý, giúp tránh được các tổn thất cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Hệ thống quản lý kho WMS là gì? Thông tin chi tiết
Việc quản lý kho bãi, kho hàng luôn là một công việc đầy thách thức và không hề dễ dàng cho con người. Để đảm bảo sự trơn tru trong hoạt động kho bãi, các nhân viên quản lý hàng hóa cần phải có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần thiết lập kế hoạch đào tạo cho nhân viên quản lý kho hàng để đảm bảo kiến thức và kỹ năng của họ luôn đáp ứng được các yêu cầu quản lý kho hiệu quả.
Tại thời điểm hiện tại, giá kệ kho hàng được sử dụng phổ biến trong các kho bãi logistics có đa dạng về tải trọng, từ kệ trọng tải nặng đến kệ tải trung bình và kệ tải nhẹ.
Có nhiều loại giá kệ đang được sử dụng phổ biến trong ngành logistics tại Việt Nam như kệ Selective, Double Deep, Drive in, di động,... Tùy thuộc vào quy mô và lượng hàng hóa trong kho, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại giá kệ tải trọng phù hợp nhất.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê kho mới nhất, cập nhật năm 2023
>> Xem thêm: Sửa chữa kho lạnh: Các lỗi, chi phí và top các đơn vị hàng đầu
Tóm lại, bài viết đã tổng hợp thực trạng hệ thống kho bãi ở Việt Nam và cung cấp một số giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm kho bãi cung cấp giải pháp order fulfillment hoàn hảo, giúp quá trình bán hàng online trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí, Efex sẽ là câu trả lời dành cho bạn. Liện hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất!
Thông tin liên hệ: