logo
logo
Xuất nhập khẩu

MOQ là gì? Giải đáp chi tiết thuật ngữ MOQ trong kinh doanh

Nguyễn Viết Lộc
MOQ là gì? Giải đáp chi tiết thuật ngữ MOQ trong kinh doanh

MOQ là gì? Thuật ngữ này có ý nghĩa như thế nào trong quá trình sản xuất kinh doanh? Công thức tính MOQ áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay là gì? Cùng EFEX giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

MOQ là gì?

MOQ là viết tắt của từ gì? MOQ được viết tắt từ cụm Minimum Order Quantity, có nghĩa là số lượng đặt hàng tối thiểu. Đây là thuật ngữ chỉ số lượng hàng tối thiểu bạn cần đặt tại một nhà cung cấp hàng hóa. Tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà chỉ số MOQ cũng khác nhau.

Ví dụ: Bạn cần mua 10 chiếc bàn tại một đơn vị sản xuất nội thất. Tuy nhiên, ông chủ chỉ đồng ý nếu bạn mua 15 chiếc trở lên. Lúc này MOQ của đơn vị sản xuất nội thất này là 15.

Thuật ngữ này chưa thực sự phổ biến rộng rãi tại Việt Nam vì nó được dùng ở nước ngoài nhiều hơn. Chính vì thế mà khi nhắc đến thì nhiều người sẽ có thắc mắc MOQ nghĩa là gì. Tại các quốc gia sản xuất, xuất khẩu hàng hóa nhiều như Trung Quốc thì thuật ngữ này lại khá quen thuộc.

>> Xem thêm: Hàng LCL là gì? Cách tính cước hàng lẻ LCL

>> Xem thêm: Hàng FCL là gì? Ưu điểm giữa hàng FCL và LCL

MOQ (Minimum Quantity Order) là số lượng sản phẩm đặt hàng tối thiểu của cơ sở sản xuất
MOQ (Minimum Quantity Order) là số lượng sản phẩm đặt hàng tối thiểu của cơ sở sản xuất 

Vai trò của MOQ trong quá trình kinh doanh

Mọi người đã có thể hiểu MOQ là gì thì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về vai trò của thuật ngữ này. MOQ được xem là một chỉ số quan trọng và có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất và buôn bán của các đơn vị. Dưới đây là các vai trò điển hình mà mọi người nên biết:

  • Đảm bảo dòng tiền dài hạn, chuẩn bị được số vốn cho số lượng hàng tối thiểu trước đó.
  • Hạn chế được hàng tồn kho vì đã xác định được số lượng hàng hóa tối thiểu ở các lần bán.
  • Tối ưu chi phí cho quá trình vận chuyển vì nhập hàng càng lớn thì phí vận chuyển mỗi lần sẽ càng giảm.
  • Tăng lợi nhuận vì MOQ giúp nhà sản xuất xác định được số lượng đặt hàng tối thiểu, không lo dân buôn nhập ít khiến doanh thu giảm đi.

Các cấp độ MOQ là gì?

Hiện nay, MOQ được phân chia thành 2 cấp độ chính: MOQ thấp và MOQ cao. Cùng tìm hiểu chi tiết 2 cấp độ này MOQ là gì với EFEX nhé!

cac-cap-do-moq-trong-kinh-doanh.jpg

MOQ thấp

Các nhà sản xuất hàng hóa mới nổi sẽ lựa chọn MOQ thấp để có được lượng khách hàng tiềm năng. Mức lợi nhuận khi ở cấp độ này khá thấp vì số lượng đặt hàng khá ít. MOQ thấp sẽ có chỉ số rơi vào khoảng từ 1 – 50 tùy vào sự tính toán của các đơn vị sản xuất.

MOQ cao

MOQ cao sẽ bắt đầu từ con số tối thiểu là trên 50 và không có giới hạn số cao nhất. Mức này sẽ phụ thuộc vào từng ngành hàng, dịch vụ khác nhau để nhà kinh doanh đưa ra thông báo.

Tuy nhiên, mức độ này chỉ có thể áp dụng cho 20% có lượng mua nhiều nhất trong các đơn vị cung cấp. Doanh nghiệp cần thống kê dựa vào tổng hàng hóa, tổng giá trị hàng hóa của khách hàng đặt với số hàng hóa mình bán ra.

Đánh giá những ưu nhược điểm của MOQ trong kinh doanh

Ưu điểm của MOQ

  1. Đảm bảo lợi nhuận tối thiểu: MOQ giúp đảm bảo rằng các nhà cung cấp có thể đạt được mức lợi nhuận tối thiểu từ việc sản xuất và giao hàng, tránh tình trạng thua lỗ do quy mô đơn hàng quá nhỏ.
  2. Tăng hiệu suất sản xuất: Việc áp dụng MOQ giúp các nhà sản xuất có thể đạt được quy mô sản xuất tối ưu, tăng hiệu suất và giảm chi phí sản xuất.
  3. Giảm chi phí vận chuyển: MOQ khuyến khích khách hàng đặt hàng với số lượng lớn hơn nhu cầu tối thiểu, giúp họ tiết kiệm chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị sản phẩm.
  4. Giảm rủi ro thiếu hàng: Khi đặt hàng với số lượng lớn hơn MOQ, khách hàng có thể giảm nguy cơ thiếu hàng và đảm bảo nguồn cung ứng ổn định.
  5. Tăng sức mạnh đàm phán: Đặt hàng với số lượng lớn hơn MOQ có thể giúp khách hàng tăng sức mạnh đàm phán với nhà cung cấp về giá cả và điều kiện giao dịch.

Nhược điểm của MOQ

  1. Tăng nguy cơ tích lũy hàng tồn kho: MOQ quá cao có thể dẫn đến việc tích lũy quá nhiều hàng tồn kho, làm tăng chi phí lưu trữ, quản lý hàng hóa và rủi ro hàng hóa lỗi thời, hết hạn hoặc hỏng hóc.
  2. Hạn chế khả năng tiếp cận của khách hàng nhỏ: Mức MOQ quá cao có thể tạo ra rào cản cho các khách hàng nhỏ hoặc mới trong việc tiếp cận sản phẩm, vì họ không đáp ứng được yêu cầu về số lượng đặt hàng tối thiểu.
  3. Gánh nặng tài chính lên doanh nghiệp nhỏ: Để đáp ứng MOQ cao, các doanh nghiệp nhỏ phải đầu tư một số vốn lớn ban đầu, điều này có thể trở thành rào cản tài chính đáng kể đối với họ.
  4. Giảm sức cạnh tranh và đa dạng hóa sản phẩm: MOQ cao có thể hạn chế số lượng nhà cung cấp và sản phẩm trên thị trường, dẫn đến giảm sức cạnh tranh và đa dạng hóa sản phẩm.
  5. Khó khăn trong quản lý dòng tiền: Việc đầu tư vốn lớn để đáp ứng MOQ cao có thể gây áp lực về dòng tiền cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cách tính chuẩn xác của MOQ là gì?

Để có thể ra được con số MOQ hiệu quả thì doanh nghiệp cần xét 4 yếu tố sau:

  • Chi phí sản xuất: Chi phí cho 1 sản phẩm duy nhất bao gồm: nguyên liệu, nhân công, điện năng, máy móc,…
  • AOV (Giá trị đơn hàng trung bình): Được tính bằng tổng doanh thu chia cho số đơn đặt hàng trong thời gian đó.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ khách hàng mua sản phẩm so với số khách hàng xem sản phẩm.
  • Tỷ lệ hủy đơn: Tỷ lệ khách hàng hủy đơn so với số đơn hàng đã được giao.

Công thức tính MOQ:

MOQ = (Chi phí sản xuất x Tỷ lệ chuyển đổi) / [Giá trị đơn hàng trung bình x (1 - Tỷ lệ hủy đơn)]

Ví dụ: Bạn đang muốn nhập khẩu Táo từ Mỹ với các thông số được đưa ra như sau:

  • Chi phí sản xuất: 0,1$
  • Giá bán 1 quả táo: 0,5$
  • Tỷ lệ chuyển đổi: 15%
  • Tỷ lệ hủy đơn: 5%

Từ các dữ liệu này, ta có thể tính toán dựa theo công thức như sau:

MOQ = (0,1 x 15) / [0,5 x (1-5%)] = 0,03

Như vậy, MOQ của bạn sẽ là 0,03 quả táo, tương đương với 30 quả táo cho mỗi 1000 khách hàng tiềm năng.

Công thức tính chuẩn xác MOQ cho các doanh nghiệp hiện nay
Công thức tính chuẩn xác MOQ cho các doanh nghiệp hiện nay

4 yếu tố ảnh hưởng đến MOQ

Khi tiến hành tính toán MOQ thì nhà cung cấp cần phải quan tâm đến 4 yếu tố chính như sau:

Phân loại sản phẩm

MOQ sẽ tỷ lệ nghịch với giá thành của sản phẩm do doanh nghiệp đó sản xuất. Nếu những sản phẩm có giá thành thấp như: dụng cụ học tập, đồ gia dụng,… thì sẽ có MOQ ở mức cao. Ngược lại, những sản phẩm có giá thành cao như: đồ trang sức, nội thất,… sẽ có MOQ ở mức thấp.

Văn phòng phẩm

MOQ (sản phẩm)

Bút bi

11.000

Bút chì

6.000

Quạt nhựa, móc khóa, thước kẻ, ...

1.100

Ví dụ về MOQ theo loại sản phẩm

Giá khuôn/giá mẫu

Mỗi sản phẩm đều có khuôn mẫu để đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay. Chính vì thế mà nhà sản xuất cần phải bỏ ra một khoản phí nhất định để làm khuôn. MOQ sẽ được xác định ở mức cao hơn để có thể bù đắp phần chi phí sản xuất này.

4 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc xác định chỉ số MOQ của doanh nghiệp
4 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc xác định chỉ số MOQ của doanh nghiệp

Yêu cầu riêng order

Tương tự với yếu tố bên trên, những sản phẩm có yêu cầu thiết kế riêng thì sẽ có MOQ cao. Vì nhà sản xuất đã mất thêm chi phí để sử dụng riêng các khuôn, chất liệu để hoàn thiện sản phẩm.

Quy mô nhà cung cấp

Tùy theo quy mô của đơn vị sản xuất hàng hóa là lớn hay nhỏ mà mức MOQ cũng cần được tính toán phù hợp. Với những nhà kinh doanh quy mô nhỏ thì sẽ có mức MOQ thấp hơn với những nhà kinh doanh quy mô lớn.

Kinh nghiệm đàm phán mức MOQ tối ưu với nhà cung cấp

số lượng đặt hàng tối thiểu MOQ thường được các nhà cung cấp tính toán từ trước. Song, bạn hoàn toàn có thể đàm phán để có mức MOQ tối ưu cho doanh nghiệp. Dưới đây là tổng hợp 3 mẹo bạn đọc có thể tham khảo để đàm phán MOQ hiệu quả nhất:

  • Bạn có thể tự đưa ra mức MOQ phù hợp với nhu cầu của mình để thương lượng với nhà cung cấp. Điều này giúp tránh tình trạng nhập quá nhiều hàng dẫn đến tồn kho nhưng không thể bán kịp.
  • Nguyên liệu ảnh hưởng đến mức MOQ nên bạn có thể cân nhắc sử dụng các nguyên liệu thay thế rẻ hơn. Nhờ vậy, chi phí sản xuất giảm, MOQ cũng thay đổi phù hợp để mang lại lợi nhuận cao nhất.
  • Bạn nên xem xét các yếu tố về số lượng MOQ, thời gian sản xuất, giá cả để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất.

>> Xem thêm: CO CQ là gì? Phân biệt 2 loại giấy chứng nhận phổ biến

>> Xem thêm: Fulfillment là gì? Thông tin dịch vụ FULFILLMENT chi tiết

Kết luận

Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp các thông tin cần thiết về MOQ là gì cho mọi người. EFEX hiện đang cung cấp giải phảp OMS miễn phí giúp quản lý hàng tồn kho, giữ mức MOQ phù hợp,...khi sử dụng dịch vụ fulfillment. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kịp thời những dịch vụ có tại đây nhé.

avatar
Nguyễn Viết LộcNguyễn Viết Lộc là chuyên viên Content tại EFEX. Dựa trên kinh nghiệm 2 năm trong ngành TMĐT, hậu cần và Logistics, Nguyễn Viết Lộc chia sẻ các bài viết hữu ích cho độc giả để biến hoạt động kinh doanh nhàm chán, khó khăn của doanh nghiệp SME tại Việt Nam trở nên thú vị, nhiều sắc màu và hiệu quả.