logo
logo
Thương mại điện tử

Print on demand là gì? Thông tin cần biết để kinh doanh POD

Nguyễn Viết Lộc
Print on demand là gì? Thông tin cần biết để kinh doanh POD
Chia sẻ ngay:

Print on demand là gì? Vì sao nhiều cá nhân, doanh nghiệp liên tục phất lên nhờ kinh doanh các sản phẩm nhỏ như áo POD, cốc POD? Kinh doanh POD đang trở thành chủ đề nóng bởi nó nổi bật bởi các tiếp cận và thay đổi phương thức bán hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin đắt giá về kinh doanh POD bạn nhé!

POD hay print on demand là gì?

POD được hiểu cụ thể là gì?
POD được hiểu cụ thể là gì? 

Print on demand là gì? Thuật ngữ POD được hiểu là một phương thức kinh doanh trong thương mại điện tử. Trong đó, các sản phẩm chỉ được sản xuất khi có đơn đặt hàng từ khách hàng. Trong POD, bạn trực tiếp là người thiết kế hoặc tùy chỉnh từ các mẫu có sẵn. Các công ty in ấn POD sẽ là người sản xuất và ship hàng tới tay khách hàng.

Khi đã hiểu mô hình POD print on demand là gì, bạn sẽ thấy POD giúp giảm thiểu rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp bằng cách chỉ in sản phẩm khi cần thiết. Điều này cho phép các doanh nghiệp tạo ra một loạt các sản phẩm đa dạng mà không cần phải chịu áp lực của việc duy trì kho hàng lớn. POD thường được sử dụng trong việc sản xuất sách, áo thun POD, tranh ảnh, và nhiều sản phẩm khác.

>> Xem thêm: Fulfillment POD là gì

Quy trình hoạt động mô hình POD

Quy trình hoạt động của POD khá đơn giản và tinh gọn. Với đặc tính in ấn và ship hàng theo yêu cầu, nhà bán không cần phải lo lắng về chi phí tồn kho hay giá vốn hàng bán.

Quy trình hoạt động của POD thường bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Bạn đăng bán mẫu áo phông được thiết kế sẵn trên cửa hàng online. Khách hàng lựa chọn mẫu áo, đặt hàng và thanh toán tiền hàng.
  • Bước 2: Nhận được đơn hàng, bạn chuyển thông tin đơn hàng và thiết kế áo cho nhà cung cấp POD thực hiện xử lý đơn hàng. Bạn sẽ thanh toán chi phí sản xuất và in ấn cho nhà cung cấp.
  • Bước 3: Nhà cung cấp POD tiến hành in ấn áo theo yêu cầu từ đơn hàng của bạn.Sau khi hoàn thành, nhà cung cấp đóng gói và gửi sản phẩm trực tiếp đến địa chỉ khách hàng.
  • Bước 4: Đơn hàng POD hoàn tất khi khách hàng nhận được sản phẩm. Bạn sẽ thu về lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất.
Mô tả sơ bộ quy trình hoạt động POD
Mô tả sơ bộ quy trình hoạt động POD

Trong trường hợp có xảy ra các vấn đề sai sót hoặc khách hàng thắc mắc, khiếu nại, thì nhà bán và công ty POD sẽ cùng nhau giải quyết. Các vấn đề liên quan đến điều khoản chăm sóc khách hàng cũng sẽ được quy định rõ nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà bán, công ty POD và người mua.

Quy trình hoạt động của POD kinh doanh giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất và vận chuyển, giảm thiểu lãng phí và rủi ro đối với doanh nghiệp.

Ưu điểm của mô hình POD

Kinh doanh POD có ưu điểm ra sao?
Kinh doanh POD có ưu điểm ra sao? 

Mô hình POD (Print on Demand) mang lại nhiều lợi ích đối với cả khách hàng và doanh nghiệp, bao gồm:

  • Đa dạng sản phẩm: Với POD, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể tạo ra một loạt các sản phẩm đa dạng như sách, áo thun, mũ, móc khóa, v.v., mà không cần phải đầu tư nhiều vào các thiết bị sản xuất đặc biệt. Việc cần đầu tư phần lớn là ở ý tưởng thiết kế trên các sản phẩm POD mà thôi.
  • Tiết kiệm chi phí lưu trữ: Do không cần phải sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho lớn, POD giúp giảm thiểu chi phí lưu trữ cho doanh nghiệp cũng như chi phí vốn hàng hóa cho người bán.
  • Giảm rủi ro về hàng tồn kho: Không cần phải đối mặt với rủi ro của việc sản xuất hàng tồn kho lớn, bạn có thể tránh được những chi phí không cần thiết nếu sản phẩm không bán chạy như dự kiến.
  • Tính linh hoạt cao: POD cho phép doanh nghiệp dễ dàng thay đổi hoặc cập nhật sản phẩm mà không cần phải lo lắng về việc xử lý hàng tồn kho cũ.
  • Tính cá nhân hóa cao: Khách hàng có thể tùy chỉnh và cá nhân hóa sản phẩm theo ý muốn của họ, tạo ra trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa và độc đáo. Đặc biệt đối với nhiều khách hàng, sử dụng sản phẩm POD được yêu thích bởi độ “đụng hàng” là khá thấp.
  • Bảo vệ môi trường: Vì không cần sản xuất hàng tồn kho lớn, POD có thể giúp giảm thiểu lượng phế thải và tiêu tốn năng lượng trong quá trình sản xuất, giúp bảo vệ môi trường.

Hạn chế của phương thức POD

POD còn tồn tại những hạn chế nào?
POD còn tồn tại những hạn chế nào? 

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, kinh doanh bằng phương thức POD vẫn tồn tại một số nhược điểm gồm:

  • Giá thành sản phẩm cao: So với việc in ấn hàng loạt, chi phí cho mỗi sản phẩm trong mô hình POD thường cao hơn do chi phí sản xuất riêng lẻ và phân tán.
  • Lợi nhuận thấp hơn: Do chi phí cần phân bổ cho nhiều bên (người bán, POD fulfillment,...) và số lượng đơn hàng thường lẻ tẻ nên chi phí sản xuất cao, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thấp.
  • Thời gian sản xuất và giao hàng kéo dài: Do sản phẩm chỉ được in khi có đơn đặt hàng nên thời gian sản xuất và giao hàng có thể mất nhiều thời gian hơn so với việc sẵn có hàng tồn kho.
  • Hạn chế trong quy mô sản phẩm: Các mô hình kinh doanh POD có thể hạn chế trong việc sản xuất những sản phẩm có kích thước lớn hoặc đòi hỏi công nghệ in ấn đặc biệt.
  • Khó khăn khi kiểm soát chất lượng: Do công ty in ấn POD là đơn vị sản xuất và ship hàng tới khách nên bạn không thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm có ưng ý hay không.
  • Rủi ro về tính bản địa hóa: Trong một số trường hợp, việc sử dụng POD có thể tạo ra rủi ro về tính bản địa hóa.

Mặc dù có những hạn chế này, POD vẫn là một phương pháp phổ biến cho việc sản xuất và phân phối các sản phẩm tùy chỉnh và đa dạng trên toàn cầu.

Phân biệt POD và Dropshipping

Sự khác biệt giữa POD và Dropshipping ra sao?
Sự khác biệt giữa POD và Dropshipping ra sao? 

Sau khi nắm rõ được POD là gì thì có thể bạn đang nhầm lẫn với 2 thuật ngữ gồm POD và Dropshipping. Dropshipping POD được phân biệt như sau:

Về cách thức vận hành:

  • POD là một phương thức sản xuất trong đó sản phẩm được in chỉ khi có đơn đặt hàng từ khách hàng.
  • Dropshipping là một phương thức bán hàng mà doanh nghiệp không cần phải lưu trữ hoặc quản lý hàng tồn kho.

Về sản phẩm bán:

  • Các sản phẩm POD có tính cá nhân hóa, có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng
  • Các sản phẩm Dropshipping đã được thiết kế sẵn, khách hàng chỉ được lựa chọn các mẫu có sẵn

Về quy trình:

  • Quy trình POD tập trung vào sản xuất, in ấn và giao hàng sản phẩm hoàn thiện khi có đơn từ khách hàng. Doanh nghiệp không cần phải lưu trữ hàng tồn kho lớn, giảm thiểu rủi ro và chi phí.
  • Quy trình của Dropshipping không có sản xuất và in ấn, chỉ tập trung vào xử lý đơn hàng và tiếp thị bán hàng. Khi có đơn đặt hàng từ khách hàng, doanh nghiệp sẽ mua sản phẩm từ một bên thứ ba (nhà sản xuất hoặc nhà phân phối) và chuyển hàng trực tiếp đến khách hàng.

Tóm lại, trong POD, sản phẩm được sản xuất chỉ khi có đơn đặt hàng và thường được tùy chỉnh, trong khi Dropshipping không liên quan đến quá trình sản xuất mà chỉ tập trung vào việc bán và vận chuyển hàng từ bên thứ ba đến khách hàng. Đây chính là điểm khác biệt cốt lõi giúp phân biệt hai hình thức này.

Hướng dẫn cách kinh doanh POD hiệu quả

Hướng dẫn từ A đến Z cách kinh doanh POD hiệu quả
Hướng dẫn từ A đến Z cách kinh doanh POD hiệu quả 

Nếu bạn đang có ý định bắt đầu kinh doanh Print On Demand (POD), đừng ngần ngại tham khảo một số hướng dẫn hữu ích, giúp bạn nhanh chóng có đơn hàng POD trong tương lai gần. Cụ thể:

Tìm và xây dựng ý tưởng

Điểm nổi bật nhất của các sản phẩm POD đó tính là tính sáng tạo và độc đáo của ý tưởng thiết kế. Giữa hàng ngàn các mẫu sản phẩm đại trà có mức giá thành rẻ trên thị trường, lý do gì khách hàng nên mua sản phẩm POD của bạn?

Bạn có thể tìm kiếm ý tưởng ở khắp mọi nơi, bao gồm các phần mềm thiết kế như Pinterest, Freepik… đến các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,...

Lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp

Thông thường với các sản phẩm POD, bí quyết thành công nhanh là bạn nên chọn sản phẩm có mức tiêu dùng vào và nhắm vào đối tượng thuộc thị trường ngách. Tập trung tạo ra các giá trị cốt lõi của sản phẩm để thu hút khách hàng tiềm năng.

Một số sản phẩm POD phổ biến hiện nay gồm: Áo thun in hình, ốp điện thoại, ốp máy tính bảng, móc khóa, cốc - ly - ấm chén, tranh ảnh canvas, vỏ chăn, gối hoặc các vật dụng trang trí khác,...

Thiết lập cửa hàng online

Hiện nay, việc thiết lập một cửa hàng online rất đơn giản. Cửa hàng online giúp khách hàng mọi nơi, mọi lúc có thể ghé và ngắm nghía các sản phẩm của bạn một cách trực quan và dễ dàng nhất. Vì thế, nếu muốn theo nghề POD, hãy nhanh chóng thiết lập một cửa hàng online nhé.

Tối ưu cửa hàng

Sẽ chẳng có khách hàng nào có ấn tượng tốt nếu site POD của bạn trình bày rối ren, lộn xộn, không phân chia danh mục hàng hóa cụ thể,... Do vậy, dựa vào hành trình của khách hàng, hãy chú ý vào cửa hàng online của mình như bố cục, hình ảnh, màu sắc, banner,...

Tiếp thị và quảng cáo

Kinh doanh thành công hay không cũng là nhờ dựa vào chiến lược tiếp thị và quảng cáo. Vì thế, nghiên cứu về tâm lý của khách hàng cũng như nắm bắt các xu hướng của thị trường để có các chương trình ưu đãi, giảm giá, mua combo, freeship,... phù hợp để gia tăng khả năng chốt đơn.

Cơ hội phát triển của Print On Demand trong năm 2024

Ngành POD được dự báo sẽ liên tục mở rộng cơ hội phát triển trong năm 2024. Điều này được nhận định vô cùng xác đáng bởi những tín hiệu ngày càng tích cực từ thị trường.

Dự đoán cơ hội phát triển POD trong năm 2024
Dự đoán cơ hội phát triển POD trong năm 2024

Sự gia tăng trong việc áp dụng thương mại điện tử

Mua sắm trên sàn thương mại điện tử dần trở thành thói quen khó bỏ của người tiêu dùng. Và trong năm 2024, TMĐT được dự báo ngày mở mở rộng các loại mô hình, chủ thể tham gia và tham gia sâu hơn trong các chuỗi cung ứng logistics.

Nhu cầu cá nhân hóa ngày càng tăng

Phong cách sống “chúng ta là phiên bản độc nhất” trở thành lý tưởng của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ genZ. Bởi thế, tính cá nhân hóa trong thói quen tiêu dùng cũng được chú trọng hơn. Và các sản phẩm POD phần nào đáp ứng và phù hợp được với nhu cầu đang bùng nổ này.

Sự xuất hiện của thị trường ngách

Thị trường ngách là một phần nhỏ của thị trường lớn hơn, tập trung vào một lĩnh vực hoặc đối tượng khách hàng cụ thể. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho Print on Demand Việt Nam khi tập trung khai thác các phân khúc khách hàng nhỏ để tạo ra hiệu quả kinh doanh.

Tích hợp với Social Media và Influencer Marketing

Sự phát triển của nền tảng trực tuyến, mạng xã hội và sức ảnh hưởng của KOC, KOL cũng như Influencer thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm POD. Bằng cách kết hợp các chiến lược truyền thông, các đơn vị fulfillment POD có thể tận dụng sức mạnh của mạng xã hội và influencer marketing để tăng cường sự nhận thức về thương hiệu và tăng doanh số bán hàng cho các sản phẩm POD của mình.

>> Xem thêm: 

Như vậy, bài viết đã giải đáp chi tiết về print on demand là gì cũng như bổ sung thêm các thông tin về ưu nhược điểm, phân biệt POD với phương thức Dropshipping. Bên cạnh đó, chúng tôi gợi ý một vài thông tin giúp kinh doanh và nắm bắt xu hướng thị trường POD. Hy vọng những thông tin này của EFEX bổ ích dành cho bạn đọc.

avatar
Nguyễn Viết LộcNguyễn Viết Lộc là chuyên viên Content tại EFEX. Dựa trên kinh nghiệm 2 năm trong ngành TMĐT, hậu cần và Logistics, Nguyễn Viết Lộc chia sẻ các bài viết hữu ích cho độc giả để biến hoạt động kinh doanh nhàm chán, khó khăn của doanh nghiệp SME tại Việt Nam trở nên thú vị, nhiều sắc màu và hiệu quả.