Trước bối cảnh bùng nổ của thời đại 4.0, việc bán hàng đa quốc gia, thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành một phương thức kinh doanh được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin liên quan đến loại hình kinh doanh này, đọc ngay bài viết của EFEXdưới đây sẽ giúp giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Thương mại điện tử xuyên biên giới (Cross-border e-commerce) là hình thức mua bán giữa các doanh nghiệp hoặc cá nhân ở các quốc gia khác nhau thông qua việc đặt hàng và thanh toán trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Thương mại xuyên biên giới là một phương thức hiệu quả, tiện lợi, cho phép các bên tham gia trao đổi hàng hóa và dịch vụ một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Ví dụ, một người dùng ở Việt Nam muốn mua một đôi giày thể thao từ một nhà sản xuất ở Trung Quốc, người dùng có thể truy cập vào website thương mại điện tử như Alibaba hoặc AliExpress và tìm kiếm sản phẩm mong muốn. Sau khi chọn được đôi giày phù hợp, người dùng có thể đặt hàng và thanh toán trực tuyến thông qua các phương thức thanh toán quốc tế như thẻ tín dụng hoặc PayPal.
Hiện nay, thương mại điện tử xuyên biên giới có thể chia làm 2 loại chính:
>> Xem thêm: Kho thương mại điện tử là gì?
>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu nhanh chóng, chính xác
Thương mại điện tử xuyên biên giới tại các thị trường nước ngoài như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.. đang trở thành trào lưu của nhiều quốc gia có nền tảng thương mại điện tử phát triển.Thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển trên nền tảng thương mại quốc tế truyền thống và kết hợp với thương mại điện tử, mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới nhanh chóng trong thập kỷ gần đây. Năm 2020, hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đạt tổng giá trị 1,69 nghìn tỷ NDT, tăng 31,1% so với năm trước đó. Trong đó, giao dịch xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới tăng hơn 40% lên 1,12 nghìn tỷ NDT, trong khi nhập khẩu từ thị trường nước ngoài qua thương mại điện tử xuyên biên giới đạt 570 tỷ NDT, tăng 16,5%.
Tại các thị trường EU, theo số liệu từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương, doanh số thương mại điện tử xuyên biên giới của 16 nước lớn nhất EU năm 2020 đạt 146 tỷ euro, chiếm khoảng 25,5% tổng doanh số thương mại điện tử của châu Âu.
Dự kiến doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới giữa các công ty và người tiêu dùng (B2C) toàn cầu năm 2023 sẽ đạt 2,883 nghìn tỷ USD. thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ là kênh xuất khẩu mới hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, bổ sung cho kênh xuất khẩu truyền thống.
>> Xem thêm: Dịch vụ khai thuê hải quan là gì? Thông tin chi tiết cập nhật
Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (NIDEA), thương mại điện tử Việt Nam đang có mức phát triển rất tích cực. Mặc dù gặp khó khăn trong 2 năm vì đại dịch Covid-19, TMĐT đã trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam. Hiện nay, TMĐT đang phục hồi mạnh mẽ và dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng từ 25% đến 28% trong năm 2022.
Theo một cuộc khảo sát của Bộ Công Thương, tính đến năm 2020, Việt Nam có tổng cộng 49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến (số liệu này tăng từ 32,7 triệu người vào năm 2016). Thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang mua hàng trực tuyến thông qua các phương tiện điện tử.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam. Doanh nghiệp đã nhanh chóng nhận ra cơ hội để tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua TMĐT. Hiện nay, khoảng 32% doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến.
Kết quả khảo sát trong vòng 12 tháng (T9/2021 - T9/2022) do Amazon Global Selling (AGS) công bố vào ngày 27/10/2022 cho thấy các đối tác bán hàng Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý trên Amazon, một trong những nền tảng TMĐT lớn nhất thế giới.
Minh chứng rõ ràng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam là việc số lượng doanh nghiệp và nhà bán hàng Việt Nam tham gia nền tảng Amazon đã tăng lên đáng kể. Trong năm 2022, hơn 80% doanh nghiệp và nhà bán hàng Việt Nam đã tham gia trên nền tảng này, trong khi con số này chỉ là 15% vào năm 2021.
Chỉ trên nền tảng Amazon, đã có gần 10 triệu sản phẩm "made in Vietnam" được bán ra trên toàn cầu trong năm 2022, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng như chăm sóc sức khỏe, trang trí nhà cửa và đồ gia dụng.
Ngoài cái tên Amazon, sàn thương mại điện tử Alibaba.com cũng đã ghi nhận sự tham gia của khoảng 2.000 doanh nghiệp Việt Nam, với các mặt hàng như nông sản, thực phẩm chế biến-đóng gói, hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ, may mặc...
Không chỉ có hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới B2B lớn mạnh, thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới B2C cũng đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm gần đây. Các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay như Amazon, Shopee, Lazada... cho phép người tiêu dùng Việt Nam đặt hàng trực tiếp từ nước ngoài.
>> Xem thêm:
Bạn đang không biết có nên bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử xuyên biến giới? Dưới đây là 5 lợi ích TMĐT xuyên biên giới bạn phải biết:
>> Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu thông tin tờ khai hải quan nhanh chóng, chính xác nhất
Không thể phủ nhận rằng, thương mại điện tử xuyên biên giới là một cơ hội và chiến lược tăng trưởng trong thời đại hiện 4.0. Tuy nhiên, hoạt động thương mại xuyên biên giới tồn tại những hạn chế, thách thức. Sau đây là 5 thách thức chính bạn cần nắm để có những giải pháp phù hợp để kinh doanh đa quốc gia:
>> Khám phá ngay giải pháp bán hàng xuyên biên giới dễ dàng với EFEX
Với kinh nghiệm lâu năm và mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn cầu, EFEX cung cấp giải pháp vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới chuyên nghiệp, giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng mở rộng thị trường thương mại điện tử đến hàng trăm quốc gia trên toàn thế giới.
Dịch vụ vận chuyển TMĐT xuyên biên giới của EFEX tích hợp các lợi thế:
Hãy tin tưởng EFEX để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường và bán hàng thương mại điện tử toàn cầu cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới có thể phức tạp, với các quy định và khó khăn tiềm ẩn cho chủ doanh nghiệp mới bắt đầu. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế số ngày càng phát triển, các ràng buộc về biên giới và quốc gia không còn là giới hạn như trước đây. hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giớichính là một cơ hội vô cùng lớn, cho phép các công ty mở rộng phạm vi kinh doanh phạm vi toàn cầu.
Hiện nay, EFEX cung cấp giải pháp vận chuyển hàng nhanh chóng bằng cách kết nối với các công ty vận chuyển hàng đầu. Với hệ thống theo dõi tiên tiến bậc nhất của EFEX, bạn có thể theo dõi đơn hàng của mình bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ địa điểm nào.
Bạn đang mong muốn hoàn thiện đơn hàng xuyên biên giới đa thị trường? EFEX luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc thực hiện công việc phức tạp này với giải pháp vận chuyển chuyên nghiệp và thời gian nhanh chóng của chúng tôi.
Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn và nhận mức ưu đãi sốc!
Thông tin liên hệ: