logo
logo
Logistics

Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam từ 2016 - 2021

Nguyễn Viết Lộc
Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam từ 2016 - 2021
Chia sẻ ngay:

Ngành dịch vụ logistics là một phần quan trọng trong supply chain (chuỗi cung ứng) hàng hóa. Có vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội của nước nhà. Hiện nay, logistics đang ngày càng phát triển nhanh chóng và mở rộng khắp thế giới. Với sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật hiện đại, kết cấu hạ tầng logistics đã có sự thay đổi đáng kể. Hãy cùng điểm qua báo cáo thị trường logistics Việt Nam từ 2016-2021 ngay trong bài viết này của Efex.

Thực trạng kết cấu hạ tầng Logistics Việt Nam từ 2016 - 2020

Kể cả về xuất nhập khẩu, quy mô vận tải hàng hóa, hệ thống giao thông… Không biết rằng kết cấu hạ tầng logistics Việt Nam từ 2016-2020 đã có những khởi sắc nào? Cùng điểm qua thực trạng kết cấu hạ tầng logistics Việt Nam từ 2016-2020 nhé!

  • Sự phát triển vượt bậc, chuyển đổi số từ kiểu mua bán truyền thống sang trực tuyến.
  • Hệ thống vận tải ngày càng đa dạng và phát triển rộng khắp năm châu.
  • Đặc biệt việc hội nhập kinh tế xuất nhập khẩu với hơn 500 tỷ USD/năm.
  • Việc đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống hạ tầng giao thông mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, thành công khai thác những công trình mang tầm cỡ lớn.
  • Giúp tái cơ cấu vận tải phù hợp với từng phương thức vận tải.
  • Giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận tải hiệu quả.
  • Nâng cao hiệu quả làm việc của các dịch vụ vận tải.
  • Tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lớn nhỏ trong thị trường logistics.

Trên đây là toàn bộ thực trạng kết cấu hạ tầng logistics Việt Nam từ 2016-2020. Với vô vàn chuyển biến tích cực trên, chắc hẳn thị trường logistics Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Mang lại nhiều tiềm năng cho Việt Nam chúng ta sau này. 

>> Xem thêm: Dịch vụ hậu cần - những thông tin bạn phải biết

Đường bộ

Hệ thống vận tải hàng hóa ngày càng đa dạng và có sự kết hợp nhiều phương thức khác nhau. Nhưng chắc hẳn kết cấu hệ tầng đường bộ vẫn luôn là sự ưu tiên hàng đầu. Trong giai đoạn 2016-2020, kết cấu hạ tầng đường bộ có một vài thay đổi tích cực như sau:

  • Hoàn thành đầu tư xây dựng với khoảng 1.074 km đường bộ cao tốc.
  • Mở rộng khai thác đường cao tốc lên đến 1.163 km.
  • Hoàn thành đầu tư mạng lưới quốc lộ thành công với 24.598 km.
  • Thay thế các tuyến quốc lộ cầu yếu bằng chính yếu vào cấp kỹ thuật thành công. Giúp đồng bộ tải trọng cho tuyến quốc lộ.
  • Xuất sắc nâng cấp 64% tỷ lệ mặt đường bê tông.
Đường bộ Việt Nam
Đường bộ Việt Nam

Đường bộ cao tốc

Không chỉ có sự chuyển biến tích cực đến từ vị trí đường bộ. Mà kết cấu hạ tầng  đường bộ cao tốc cũng đang dần được triển khai xây dựng ở Việt Nam. Cụ thể sự thay đổi đó được thể hiện trong giai đoạn 2016-2020 như sau:

  • Xuất sắc hoàn thành xây dựng thành công tuyến cao tốc ở phía Bắc. Bao gồm các hướng tâm tới Thủ đô Hà Nội và tuyến đường cao tốc ven biển Hải Phòng-Hạ Long-Vân Đồn.
  • Xuất sắc hoàn thành xây dựng thành công 2 tuyến cao tốc ở phía Nam. Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây nối Đông Nam Bộ với phía Bắc. Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương nối các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.
  • Xuất sắc hoàn thành xây dựng thành công 2 tuyến cao tốc ở phía Trung. Đó là tuyền cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi và Liên Khương-Đà Lạt.

Hiện tại, ở khu vực phía Nam đang lên kế hoạch triển khai thêm 2 tuyến cao tốc. Tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành và tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận.

Đường sắt

Với sự phát triển vượt bậc trong ngành đường sắt. Kết cấu hạ tầng đường sắt ngày càng được nâng cao an toàn hơn. Kết cấu hạ tầng đường sắt đã ghi lại dấu ấn đặc sắc ở giai đoạn 2016-2020, trong kết cấu hạ tầng logistics Việt Nam như sau:

  • Kết cấu hạ tầng đường sắt được cải tiến hơn cả về chất lượng và nguồn lực.
  • Giúp rút ngắn khoảng thời gian tàu chạy trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • thống kết cấu đường sắt đang từng bước được nâng cấp, cải tạo với 4 dự án hiện tại. Đặc biệt với những kết cấu, công trình trên tuyến đường sắt Bắc-Nam.
  • Tuy nhiên, còn hạn chế trong việc phân bổ nguồn lực để đầu tư cải tiến đường sắt.
Tàu hỏa là một phương tiện giao thông khá quan trọng tại Việt Nam
Tàu hỏa là một phương tiện giao thông khá quan trọng tại Việt Nam

Đường thủy nội địa

Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cũng đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đầu tư cải tiến kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cũng là mối quan tâm hàng đầu của thị trường logistics Việt Nam. Đặc biệt được thể hiện qua giai đoạn 2016-2020 như sau:

  • Có sự đầu tư cải tiến rộng rãi ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.
  • Các công trình chính trị cửa sông, kênh, âu tàu lớn được đưa vào vận hành để vận chuyển hàng hóa. Cùng sự cộng tác giữa cảng đầu mối container với cảng cạn ở phía Bắc và Nam.
  • Khai thác đường sông trong việc vận chuyển hàng hóa đi và đến cảng biển cần được để tâm nhiều hơn.

Đường biển

Vận tải đường biển là một loại hình đóng vai trò chủ đạo bậc nhất trong thị trường logistics Việt Nam và thế giới. Kết cấu hạ tầng đường biển cũng cần phải được đầu tư an  toàn và đảm bảo. Ở giai đoạn 2016-2020, kết cấu hạ tầng đường biển diễn ra như sau:

  • Năng lực thông qua cảng biển có xu hướng tăng khoảng 570 triệu tấn/năm.
  • Khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng lớn ở cảng Cái Mép và Lạch Huyện là 130.000 tấn đến 200.000 DWT. Loại tàu tải trọng lớn này đi thẳng bờ Tây nước Mỹ, Canada, Châu Âu.
  • Xuất sắc cải tiến được cảng chuyên dùng có thể tiếp nhận được tàu từ 100.000 tấn đến 320.000 tấn.
  • Từng bước đưa hệ thống cảng cạn phát triển vượt bậc. Hỗ trợ khai thác cảng biển và phát triển ngành logistics Việt Nam.
Giao thông đường biển đang rất phát triển trong những năm gần đây
Giao thông đường biển đang rất phát triển trong những năm gần đây

Đường hàng không

Đối với mặt hàng cần được ký gửi nhanh chóng. Thì đường hàng không đóng một vai trò rất quan trọng và ít rủi ro nhất. Kết cấu hạ tầng đường hàng không cũng cần phải cải thiện để phù hợp với tình hình thị trường logistics Việt Nam. Kết cấu hạ tầng đường hàng không giai đoạn 2016-2020 như sau:

  • Nâng cấp và cải tiến kết cấu hạ tầng cảng hàng không quan trọng: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng.
  • Mở rộng thêm đường hàng không để đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics. Cụ thể đầu tư xây dựng cảng hàng không mới: Phú Quốc, Vân Đồn.
  • Thành công giúp tổng công suất cảng hàng không tăng cao khoảng 90 triệu hành khách/năm.
  • Áp dụng nhiều công nghệ hiện đại và khoa học kĩ thuật vào hệ điều hành bay. Giúp việc khai thác hạ tầng cảng hàng không hiệu quả hơn.

Thực trạng các trung tâm logistics tại Việt Nam

Các trung tâm Logistics lớn đang phát triển rất nhanh
Các trung tâm Logistics lớn đang phát triển rất nhanh

Việt Nam với sự hiện diện 69 trung tâm logistics của 45/63 tỉnh thành cả nước. Đây thường là những trung tâm logistics có quy mô lớn, vừa. Thường tập trung gần tại các khu công nghiệp. Trên đà phát triển của thị trường logistics Việt Nam. Các trung tâm logistics cũng ngày càng được quan tâm, phát triển rộng rãi trên địa bàn nước Việt Nam. Kéo theo đó, kết cấu hạ tầng của các trung tâm logistics cũng cần được đầu tư hơn. Ở giai đoạn 2016-2020, kết cấu hạ tầng của các trung tâm logistics để thể hiện như sau:

  • Thành công hoàn thành 21 công trình dự án được đưa vào khai thác. Và 19 công trình, dự án mới được triển khai thi công xây dựng trong năm 2020.
  • Phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng về số lượng và công nghệ hiện đại của các trung tâm logistics, phân phối, cảng cạn, kho ngoại quan…
  • Chuyển đổi từ trung tâm logistics truyền thống sang thế hệ mới. Với nhiều công nghệ hiện đại.
  • Với xu hướng tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp thương mại điện tử hay việc thuê mặt bằng,... Giúp nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, trung tâm logistics với đa dạng chức năng.
  • Kêu gọi quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước.
  • Sáng tạo trong mô hình trung tâm logistics với những công nghệ tiên tiến. Điển hình là trung tâm logistics và cảng cạn quốc tế ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) kết nối công nghệ 4.0  trung tâm logistics phục vụ công nghiệp.
  • Năm 2020, Việt Nam cùng Singapore khởi động Mạng lưới logistics thông tin. Dự án Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc là điểm trung chuyển hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu và mặt hàng khác tuyến Hành lang kinh tế Hà Nội-Lào Cai và từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.

Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam

Việc vận dụng khả năng kinh doanh của các nguồn lực một cách hiệu quả đang được đánh giá rất cao. Việt Nam hiện có 29.694 doanh nghiệp đã đăng ký dịch vụ logistics theo thống kê năm 2018. Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam vẫn đang nỗ lực rèn luyện, học hỏi. Để nâng cao sức cạnh tranh vươn tới thế giới. Trong giai đoạn 2016-2020 được biểu hiện như sau:

  • Góp mặt của 515 Hội viên (428 hội viên chính thức, 87 hội viên liên kết với 58 hội viên doanh nghiệp FDI) của hiệp hội VLA.
  • Với 46/63 doanh nghiệp nhận được giấy cấp phép của Cơ quan quản lý hoạt động hàng hải Mỹ (FMC). Và có Bond cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển đi và đến Mỹ là hội viên VLA.
  • Một số doanh nghiệp dịch vụ logistics lớn đạt yêu cầu 3PL. Đó là Transimex, Gemadept, Sotrans, Tân Cảng Sài Gòn.
  • Thị trường logistics Việt Nam đứng đầu về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
  • Các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về logistics (3PL, 4PL) đã có mặt tại Việt Nam.

Kết quả kinh doanh logistics trong giai đoạn 2016 - 2021

Qua việc đánh giá về thực trạng và năng lực kinh doanh trong thị trường logistics Việt Nam. Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của thị trường logistics Việt Nam đối với nền kinh tế-xã hội. Trong giai đoạn 2016-2020, kết quả kinh doanh logistics đã đạt được những thành tựu như sau:

  • Về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở khu vực: kinh tế trong nước đạt 69,77 tỷ USD; tăng 7,7%; chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (cả dầu thô) đạt 198,16 tỷ USD; tăng 20,1%; chiếm 74%.
  • 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong cả nước. Chiếm 92,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD; chiếm 63%.
  • Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu: nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 3,03 tỷ USD tăng 16,6%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 238,81 tỷ USD tăng 17,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 19,2 tỷ USD tăng 15,1%.
  • Về tốc độ phát triển bình quân năm là 12-14%/năm, GDP là 4-5%.

Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam 2021

Báo cáo ngành Logistics Vietnam 2021
Báo cáo ngành Logistics Vietnam 2021

 Đại dịch covid-19 tiếp tục để lại những hậu quả khó lường đối với kinh tế Việt Nam và thị trường logistics nói chung. Theo đó, báo cáo ngành logistics Việt Nam năm 2021 như sau:

  • Việc vận chuyển hàng hóa có xu hướng tăng, đạt 14,6% so với năm 2020.
  • Có sự chuyển đổi giữa máy bay chuyên chở hành khách sang hàng hóa.
  • Đặc biệt mở được thành công tuyến vận tải đường biển từ Việt Nam sang Ấn Độ.
  • Hoạt động xuất nhập khẩu vào năm 2021 có xu hướng tăng, đạt 600 tỷ USD.

Nhìn chung, thị trường logistics Việt Nam năm 2021 xuất hiện nhiều biến đổi tích cực khi đối phó với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra tình trạng tắc nghẽn tại biên giới đường bộ Việt-Trung. Và sự thiếu vỏ rỗng đối với hãng tàu MSC ở thị trường Việt Nam (TP.HCM). Thị trường là nơi thực hiện việc trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ,... 

Bên cạnh đó, là nơi mang lại nhiều lợi thế kinh tế cho nước nhà Việt Nam ta. Đặc biệt là giai đoạn 2016- 2021. Khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi theo hướng đa cực. Với sự hiện diện của đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2019. Đã ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. 

Ngành thị trường Việt Nam từ 2016-2021 cũng ảnh hưởng một cách đáng kể. Vì vậy, sau đây sẽ là phần báo cáo ngành thị trường Việt Nam từ 2016-2021. Để hiểu hơn về thị trường logistics Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021, mời bạn đọc theo dõi những thông tin sau.

Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam 2020

Báo cáo ngành Logistics Vietnam 2020
Báo cáo ngành Logistics Vietnam 2020

Năm 2020 là một năm chịu nhiều tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Nhờ có sự ban hành chính sách kịp thời của Chính Phủ và các Bộ ngành địa phương. Vì vậy, ngành logistics có những bứt phá phát triển mới. Cụ thể được thể hiện trong báo cáo ngành logistics Việt Nam 2020:

  • Tổng sản lượng toàn ngành đạt 1.300 tỷ tấn.km. Với 340 tỷ hành khách.km.
  • Giảm 10-20% phí lưu kho bãi. Đặc biệt là phí lưu kho lạnh, nhằm hỗ trợ nông sản cho người dân.
  • Mức nộp  phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không chỉ bằng 90% mức thu theo quy định ban đầu.
  • Bên cạnh đó, việc xây dựng dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam cũng đang nhanh chóng hoàn thành. Cảng hàng không quốc tế Long Thành và một số dự án khác cũng đang được đầu tư.

Do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động logistics bị ảnh hưởng. Vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiếu hụt container rỗng. Cước phí, phụ phí tăng cao nhanh chóng trên toàn cầu. Cùng với những ứng phó kịp thời của nhà nước, thị trường logistics Việt Nam 2020 tương đối hoàn thành mục tiêu đề ra.

Báo Cáo Logistics Việt Nam 2020

Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam 2019

Năm 2019 là một năm thương mại và chính trị diễn ra căng thẳng. Tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Do đó, báo cáo ngành logistics Việt Nam 2019 như sau:

  • Bảo hộ mậu dịch của các đối tác thương mại có xu hướng tăng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 đạt 382,16 tỷ USD; tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
  • Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu có xu hướng tăng. Xuất khẩu đạt 194,65 tỷ USD. Nhập khẩu đạt 187,5 tỷ USD.
  • Hầu hết nhóm hàng nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm.
  • Vận tải hàng hóa năm 2019 đạt 1.102,7 triệu tấn; tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong nước đạt 1.080,5 triệu tấn; tăng 8,9%. Còn vận tải ngoài nước tăng 3,2%.
  • Năng lực thông qua cảng đạt 308,777 triệu tấn. Khi đó, lượng hàng hóa container đạt hơn 9,1 triệu TEU.

Nhìn chung, thị trường logistics Việt Nam năm 2019 đạt mức tăng trưởng khả quan. Việc xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh đáng kể.

Báo Cáo Logistics Việt Nam 2019

Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam 2018

Năm 2018, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định. Các chỉ số kinh tế của năm 2018 đều khả quan so với 2016 và 2017. Điều đó được biểu hiện cụ thể qua báo cáo ngành logistics Việt Nam 2018 như sau:

  • Tình hình xuất nhập khẩu có sự chuyển biến tích cực. Tăng 21,8% so với năm 2016.
  • Cán cân thương mại của năm 2018 có xu hướng tăng đáng kể. Cụ thể là thặng dư 5,39 tỷ USD.
  • Về thị phần vận tải hàng hóa được vận chuyển liên tỉnh đạt khoảng 54,4%, đường sắt với 4,3% và thủy nội địa là 32,4%.

Nhìn chung, báo cáo ngành logistics Việt Nam năm 2018 có những cải cách thủ tục hành chính trong cạnh tranh phù hợp. Cùng sự quan tâm tới những triển khai về công trình hạ tầng logistics trọng điểm. Vì thế, đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng những trung tâm logistics trọng điểm. Nhằm phát triển thị trường logistics Việt Nam bền vững hơn trong những năm tới.

Báo Cáo Ngành Việt Nam 2018

Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam 2017

Báo cáo ngành Logistics Việt Nam
Báo cáo ngành Logistics Việt Nam

 Thị trường logistics Việt Nam 2017, nhìn chung có những biến đổi tích cực so với năm 2016. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Efex sẽ báo cáo ngành logistics Việt Nam 2017 như sau:

  • Về chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có sự cải thiện đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP từ 5.15% ở quý I, tăng 6,28% ở quý II và quý III tăng 7,46%. Do đó, ước tính cả năm 2017 hoàn thành kế hoạch đề ra mới mức tăng trưởng 6,7%.
  • Khu vực nông lâm thủy sản có xu hướng giảm tỷ trọng. Ổn định tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng.
  • Hiệu quả vốn đầu tư xã hội xu hướng tăng. Nhưng hiệu quả đầu tư thấp, kém bền vững.
  • Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam cải thiện hơn.
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội có xu hướng tăng 10-11% so với năm 2016.
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức tăng trưởng khoảng 18,9% (gần 210 tỷ USD).

Nhìn chung, thị trường logistics Việt Nam năm 2017 có sự tăng trưởng đáng kể. Khối lượng hàng hóa vận chuyển, doanh thu năm 2017 có xu hướng tăng. Tương đối hoàn thành kế hoạch đề ra cho năm 2017.

Báo Cáo Logistics Việt Nam 2017

Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam 2016

Vào năm 2016, nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Song, thị trường logistics Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng đáng kể. Báo cáo ngành logistics Việt Nam 2016 như sau:

  • Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến đạt 142 tỷ USD.
  • Tỷ trọng xuất khẩu khoáng sản có xu hướng giảm.
  • Tình hình kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước tính 17,7 tỷ USD. Trong đó, dịch vụ vận tải chiếm 50,6%; du lịch chiếm 25,4%.

Nhìn chung, thị trường logistics Việt Nam năm 2016 cũng có những phát triển đáng kể. Góp phần nâng cao năng lực logistics ở Việt Nam vươn tầm thế giới.

Báo Cáo Ngành Logistics Việt Nam 2016

>> Xem thêm: Báo Giá Dịch Vụ Logistics Đầy Đủ, Chi Tiết nhất năm 2023 

Bài viết trên đây là toàn bộ báo cáo thị trường logistics Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn. Để doanh nghiệp có cái nhìn đa chiều về thị trường logistics Việt Nam, từ đó có thể tìm ra hướng đi thích hợp nhất và iúp đưa doanh nghiệp phát triển đi lên. 

Thông tin liên hệ:

avatar
Nguyễn Viết LộcNguyễn Viết Lộc là chuyên viên Content tại EFEX. Dựa trên kinh nghiệm 2 năm trong ngành TMĐT, hậu cần và Logistics, Nguyễn Viết Lộc chia sẻ các bài viết hữu ích cho độc giả để biến hoạt động kinh doanh nhàm chán, khó khăn của doanh nghiệp SME tại Việt Nam trở nên thú vị, nhiều sắc màu và hiệu quả.