Hàng tồn kho là gì? Chắc hẳn đây là thuật ngữ mà nhiều người có cách định nghĩa khác nhau. Có quan điểm cho rằng đó là hàng “ế" không bán được, ý kiến khác lại cho rằng, hàng tồn kho là số lượng hàng hóa được người bán dự trữ và đang chờ bán ra thị trường. Vậy đâu mới là câu trả lời đúng? Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được EFEX giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Hàng tồn kho là gì? Nhiều người định nghĩa hàng tồn kho là các loại hàng ế, hàng mãi không bán được nên tồn đọng từ ngày này qua ngày khác. Đặc biệt, nhiều khách hàng cực kỳ không thích sử dụng hoặc mua phải các loại “hàng tồn kho”.
Hàng tồn kho là gì trong kế toán? Dưới góc độ chuyên môn kế toán, hàng tồn kho chính là sản phẩm/ hàng hoá mà người bán/ doanh nghiệp dự trữ trong kho để phục vụ quá trình sản xuất hoặc chờ bán ra thị trường.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02 được ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, hàng tồn kho là những loại tài sản:
Sau hàng tồn kho là gì thì khái niệm hàng tồn kho bao gồm những gì cũng được khá nhiều người quan tâm. Theo đó, hàng tồn kho được chia ra làm 5 loại như sau:
Ví dụ:
Đối với doanh nghiệp sản xuất quần áo thì hàng tồn kho của doanh nghiệp này là:
Theo như Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC có 2 phương pháp kê khai hàng tồn kho như sau:
Đây là phương pháp theo dõi thường xuyên và liên tục, phản ánh kịp thời tình hình nhập xuất tồn của hàng tồn kho của doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể tính toán giá trị xuất bất kỳ lúc nào.
Công thức tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ áp dụng:
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ | = | Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ | + | Giá trị hàng nhập kho trong kỳ | - | Giá trị hàng xuất kho trong kỳ |
Phương pháp này phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Không đảm bảo tính chất thường xuyên và liên tục, nên chỉ tính giá trị hàng xuất kho vào cuối kỳ.
Công thức áp dụng:
Giá trị tồn đầu kỳ | + | Giá trị nhập trong kỳ | - | Giá trị tồn cuối kỳ | = | Giá trị xuất cuối kỳ |
Chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc hàng tồn kho bao gồm những tài khoản nào? Cách hạch toán hàng tồn kho ra sao? Dưới đây là các phương pháp mà bạn có thể tham khảo:
- Trường hợp đã nhận được hóa đơn nhưng đến cuối kỳ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa chưa về kho, thì sẽ hạch toán căn cứ vào hoá đơn:
- Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa đang đi đường đã về nhập kho:
- Trường hợp chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán:
- Trường hợp mua hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Hàng kỳ khi tính số lãi khi mua hàng trả chậm, trả góp:
- Hạch toán chi phí khi mua hàng hoá:
Hàng hoá xuất bán/kết chuyển chi phí dở dang của phần cung cấp dịch vụ
Hàng hoá gia công/chế biến
- Khi hàng hoá được đưa đi gia công hoặc chế biến:
=> Chi phí gia công, chế biến hàng hoá:
=> Khi nhập kho hàng hoá đã gia công hoặc chế biến:
- Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng hoá cuối kỳ trước sang trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ này:
- Sau khi kiểm kê số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:
Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (giá bình quân cả kỳ dự trữ):
Đơn giá xuất kho trong kỳ bình quân của 1 sản phẩm = (Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng tồn kho nhập trong kỳ)/(Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng tồn kho nhập trong kỳ).
Theo phương pháp tính giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm, tức thời):
Đơn giá xuất kho lần thứ n = (Giá trị hàng tồn kho trước lần xuất thứ n)/Số lượng vật tư hàng hóa còn tồn trước lần xuất thứ n.
Với giá trị hàng xuất kho xác định theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Tính theo giá của lô hàng nhập kho tại thời điểm đầu kỳ/gần đầu kỳ
Trường hợp Giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Tính theo giá hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ/gần cuối kỳ còn tồn trong kho.
Sau khi đã hiểu rõ hàng tồn kho là gì thì cách quản lý hàng tồn kho chính là một bài toán khó mà rất nhiều nhà kinh doanh đang phải vật lộn. Vậy doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho như thế nào để tối ưu và hiệu quả nhất?
Kiểm kê kho là gì? Đó chính là quá trình kiểm tra và đánh giá thực tế số lượng và giá trị hàng tồn kho hiện có tại kho so với số liệu ghi chép trên sổ sách. Việc này giúp người quản lý cũng như doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kho bãi, từ đó có cách vận hành linh hoạt và hiệu quả hơn.
Với những đơn vị kinh doanh có nhiều chủng loại hàng hoá thì đây chính là giải pháp tối ưu. Mã vạch sẽ giúp phân loại, sắp xếp hàng tồn kho một cách khoa học, thông minh. Bằng việc quét mã vạch, công việc quản lý kho sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tận dụng sự tối ưu của các phần mềm quản lý hàng tồn kho là phương án được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Với các ưu điểm về sự tự động hóa, đo đếm chính xác và tối ưu về chi phí, các phần mềm này góp phần lớn vào việc quản lý hàng tồn kho cực hiệu quả.
Nếu bạn đang lăn tăn về phần mềm quản lý hàng tồn kho tối ưu thì có thể tham khảo hệ thống quản lý kho hàng thông qua phần mềm OMS của EFEX. Ưu điểm của OMS là kiểm soát giá trị hàng hoá, số lượng, hàng hóa tồn kho, theo dõi quá trình luân chuyển, sử dụng nguyên liệu, vật tư, lập và kiểm soát phiếu xuất nhập kho cũng như các báo cáo khác khi cần thiết theo tuần, tháng hoặc quý.
Với các dữ liệu được thể hiện trên trực quan trên báo cáo, người quản lý/ doanh nghiệp sẽ nắm bắt được tình hình vận hành của kho hàng. Từ đó, đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tối ưu được về nhân công cũng như thời gian quản lý.
Thị trường mua sắm trên các sàn TMĐT đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Do đó, nếu bạn là chủ shop kinh doanh online hoặc các doanh nghiệp đang loay hoay chưa biết quản lý hàng tồn kho ra sao thì dịch vụ vận hành TMĐT của EFEX chính là giải pháp tối ưu nhất. Cụ thể:
Mong rằng thông qua bài viết này bạn đã có nhìn tổng quát về hàng tồn kho là gì? Hiểu thêm về giá trị hàng tồn kho là gì? Đồng thời nắm bắt được các nguyên tắc kê khai và tính toán hàng tồn kho chính xác. Đừng quên liên hệ với EFEX để được tư vấn giải pháp vận hành kho hàng TMĐT chuyên nghiệp nhất.