logo
logo
Xuất nhập khẩu

Freehand là gì? Sự khác nhau giữa hàng freehand và hàng nominated

Nguyễn Viết Lộc
Freehand là gì? Sự khác nhau giữa hàng freehand và hàng nominated
Chia sẻ ngay:

Bạn đang băn khoăn tìm hiểu hàng freehand là gì? Hàng nominated là gì? Những thuật ngữ nghe qua có vẻ phức tạp tuy nhiên bản chất của nó lại khá đơn giản. Tại bài viết này, EFEX sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc, chi tiết từ khái niệm cho đến điểm khác biệt của 2 mặt hàng trên.

Hàng freehand là gì?

Freehand là gì? Đây là thuật ngữ dễ bắt gặp trong lĩnh vực logistic. Theo đó, hàng freehand hay còn được biết đến là hàng thường, đây là loại hàng hóa do chính người gửi (shipper) nắm toàn quyền kiểm soát. Bao gồm việc chuẩn bị hàng, đóng gói, book tàu, thanh toán cước phí,...

Hàng thường sẽ do shipper là người chịu trách nhiệm chính
Hàng thường sẽ do shipper là người chịu trách nhiệm chính

Với hàng freehand, nhân viên sales có trách nhiệm phải thực hiện toàn bộ các công việc từ tìm kiếm khách hàng, báo giá, ký hợp đồng và theo dõi lô hàng từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn tất lô hàng.

Ví dụ: Shipper muốn xuất khẩu hàng hóa sang Thái Lan theo điều kiện Incoterms nhóm C và dưới hình thức hàng freehand. Vậy chính shipper đó sẽ có quyền lựa chọn hãng tàu biển vận tải theo ý muốn của mình. Mặt khác, để được nhận tiền hoa hồng, các forwarder phải sale hàng freehand để có quyền lựa chọn hãng tàu với lịch trình và mức giá tối ưu nhất.

Hàng nominated là gì?

Sau băn khoăn freehand là gì thì từ khóa “hàng nominated” cũng được rất nhiều người tìm kiếm. Trái với freehand, hàng nominated lại chính là hàng chỉ định, đây đều là các mặt hàng được xuất khẩu tuân theo tiêu chuẩn nhóm F trong Incoterm. Cụ thể, bên mua sẽ là người trực tiếp chọn hãng tàu, book tàu và thanh toán phí.

Hàng chỉ định sẽ do người mua lo thủ tục
Hàng chỉ định sẽ do người mua lo thủ tục

Khi đó, người bán chỉ có nhiệm vụ thanh toán phí local charges (phí cố định phải trả tại cảng load hàng và cảng xếp hàng). Đặc biệt, trường hợp không đồng ý, người bán cũng không thể đổi hãng tàu khác với bên người mua đã chọn. Người mua sau khi hoàn tất quy trình book tàu sẽ gửi booking sang cho bên người bán qua email.

>> Xem thêm: 

Quy trình bộ chứng từ giao nhận cần có của hàng freehand và hàng nominated

Quy trình bộ chứng từ giao nhận của hàng freehand và hàng nominated về cơ bản là giống nhau, vì đều cần tuân thủ các yêu cầu chung của quy trình xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, có một số điểm khác nhau trong cách thức quản lý và kiểm soát. Cụ thể:

Loại hàngHàng freehandHàng nominated
Giống nhau 
  • Hợp đồng vận chuyển (Contract of Carriage)  
  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading)  
  • Chứng từ hải quan (Customs Documents)
  • Chứng từ bảo hiểm (Insurance Documents)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Danh sách đóng gói (Packing List)
Khác nhau  
Quyền kiểm soát và quản lý đại lý giao nhậnShipper kiểm soát và quản lý toàn bộ quy trình giao nhận, từ lựa chọn đại lý đến xử lý chứng từ.Consignee chỉ định đại lý, shipper phải phối hợp với đại lý chỉ định này.
Chứng từ vận chuyểnVận đơn và các chứng từ khác do đại lý giao nhận của shipper phát hành.Vận đơn và các chứng từ khác do đại lý giao nhận chỉ định phát hành, shipper cần phối hợp với đại lý này.

Sự khác biệt giữa hàng freehand và hàng nominated

Sau khi hiểu rõ freehand là gì thì bạn cũng cần nắm bắt các sự khác nhau 2 loại hàng đó. Theo đó, điểm khác biệt rõ nhất giữa hàng freehand và hàng nominated chính là điều kiện giao hàng Incoterms và cước phí vận chuyển quốc tế. Cụ thể:

Điều kiện giao hàng Incoterms

  • Đối với hàng freehand: Chia theo 2 điều kiện giao hàng, bao gồm nhóm C và nhóm D. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu được trao quyền chủ động trong việc lựa chọn công ty forwarder phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ là bên chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ cước phí vận chuyển từ điểm xuất khẩu đến điểm đến cuối cùng.

Ví dụ: Doanh nghiệp X xuất hàng từ cảng Dung Quất đến Trung Quốc theo điều kiện nhóm C. Tại đây, doanh nghiệp X phải chịu cước phí vận chuyển từ Việt Nam đến Trung Quốc và sẽ phải tự chọn công ty forwarder đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn của mình.

Minh họa điều kiện giao hàng nhóm D
Minh họa điều kiện giao hàng nhóm D
  • Đối với hàng nominated: Áp dụng cho các điều kiện E và F, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được miễn trừ trách nhiệm thanh toán cước vận chuyển quốc tế. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Song, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa sẽ phải chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển.
Điều kiện giao hàng nhóm E
Điều kiện giao hàng nhóm E

Ví dụ: Trong giao dịch xuất khẩu hàng hóa từ cảng Vũng Tàu đến New York theo điều kiện FOB, doanh nghiệp Y sẽ hoàn thành nghĩa vụ khi giao hàng lên tàu tại cảng Vũng Tàu. Toàn bộ chi phí vận chuyển đường biển và các rủi ro phát sinh sau đó sẽ do bên nhập khẩu chịu trách nhiệm. Mặc dù không được tự do lựa chọn công ty vận chuyển, doanh nghiệp Y vẫn cần phối hợp chặt chẽ với đơn vị forwarder được chỉ định để đảm bảo hàng hóa được xuất khẩu thuận lợi.

Cước vận chuyển quốc tế

  • Với loại hàng freehand: Nhà xuất khẩu sẽ là người chủ động sắp xếp vận chuyển và chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ cước phí vận tải quốc tế trước khi hàng hóa rời khỏi cảng xuất.
  • Với loại hàng nominated: Nhà nhập khẩu sẽ là người quyết định phương án vận chuyển và chịu trách nhiệm thanh toán cước phí tại cảng nhập.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của EFEX về freehand là gì cũng như cách phân biệt chi tiết hàng freehand và hàng nominated. Hy vọng quý bạn đọc đã trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức hữu ích để đưa ra quyết định lựa chọn cho lô hàng của mình. Đừng quên liên hệ với EFEX để được tư vấn và báo giá các gói chuyển phát hàng hóa trong và ngoài nước.

avatar
Nguyễn Viết LộcNguyễn Viết Lộc là chuyên viên Content tại EFEX. Dựa trên kinh nghiệm 2 năm trong ngành TMĐT, hậu cần và Logistics, Nguyễn Viết Lộc chia sẻ các bài viết hữu ích cho độc giả để biến hoạt động kinh doanh nhàm chán, khó khăn của doanh nghiệp SME tại Việt Nam trở nên thú vị, nhiều sắc màu và hiệu quả.