Shoppertainment là gì? Đây cụm từ khoá được rất nhiều người tìm kiếm trong thời gian gần đây. Có thể bạn chưa biết, xu hướng này đã thực sự bùng nổ kể từ khi đại dịch covid19 diễn ra. Hình thức này đem đến trải nghiệm mua sắm siêu mới lạ cho người tiêu dùng. Hãy theo chân EFEX để khám phá loại hình thức kinh doanh hay ho này ngay dưới đây.
Shoppertainment là gì? Shoppertainment là một danh từ được ghép bởi shopper (người mua sắm) và entertainment (sự giải trí), đây chính là hình thức mua sắm trực tuyến thông qua các hoạt động giải trí.
Với Shoppertainment, người bán sẽ tập trung thêm vào việc đem đến các loại nội dung giáo dục, giải trí khác nhau nhằm tăng sức hút với khách hàng. Từ đó, lồng ghép các sản phẩm vào những trải nghiệm để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Không dừng lại ở đó, shoppertainment cho phép người mua tương tác hai chiều qua lại với nhà bán hàng/ doanh nghiệp. Các hình thức tiêu biển khi mua sắm online phải kể đến như livestream, mini game, …
>> Xem thêm: Lazmall là gì? Hướng dẫn cách đăng ký Lazmall chi tiết
>> Xem thêm: LazBusiness là gì? Hướng dẫn nhập hàng sỉ với LazBusiness
Thuật ngữ “Shoppertainment” được biết đến lần đầu vào những năm 1993 trong một bài viết của Cựu thủ tướng Canada - Lester B.Pearson. Tuy nhiên, loại hình này đã thực sự bùng nổ vào năm 2016 khi nền tảng Lazada bắt đầu đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến livestream tại Trung Quốc.
Lợi dụng sức hút mạnh mẽ từ lazada shoppertainment, các đơn vị kinh doanh khác cũng như các sàn thương mại điện tử đã nhanh chóng áp dụng để gia tăng doanh thu. Cụ thể, theo báo cáo của Cục thương mại điện tử, năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022.
Sự xuất hiện của Shoppertainment đã thổi một làn gió mới vào thị trường mua sắm online. Một số đặc điểm nổi bật của hình thức mua sắm này mang lại phải kể đến như:
Shoppertainment thu hút người mua online ở chỗ tạo ra trải nghiệm vừa mua sắm, vừa được giải trí. Không chỉ dừng lại ở việc mua hàng online đơn thuần, Shoppertainment còn kết hợp việc mua sắm hấp dẫn hơn thông qua các buổi livestream, mini game, thưởng thức nghệ thuật,...
Nhờ vào các hoạt động đó, người bán vừa có thể tăng doanh thu bán hàng, còn phía người mua sắm cũng có cảm giác hứng khởi, thích thú hơn.
Shoppertainment diễn ra trong thời gian thực. Do đó, người mua hoàn toàn có thể tham gia mua sắm trực tuyến. Khách hàng có trải nghiệm mua sắm như đi mua trực tiếp ở các cửa hàng.
Shoppertainment thúc đẩy gắn kết giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Thông qua việc tương tác trực tiếp, người bán và người tiêu dùng “hiểu” nhau hơn, điều này tạo ra sự gắn kết chặt chẽ và giúp gia tăng chuyển đổi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.
Sau băn khoăn Shoppertainment là gì thì tầm ảnh hưởng của Shoppertainment được khá nhiều người quan tâm.
Theo đó, xu hướng Shoppertainment đã tạo một “làn gió mới” đến ngành mua sắm và thương mại điện tử. Nó tạo ra sự thúc đẩy đáng kể tới quyết định mua hàng của nhiều người tiêu dùng.
Dựa theo báo cáo về hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam của Nielsen Việt Nam năm 2024, người tiêu dùng đang có tần suất mua sắm online cao gấp đôi so với năm 2023. Cụ thể, người dùng sẽ mua sắm online 4 lần/tháng và dành ra hơn 8 giờ mỗi tuần để mua sắm online.
Do đó, xu hướng mua sắm dưới hình thức Shoppertainment sẽ thật sự hiệu quả với tính năng tương tác thông qua các nội dung giải trí.
Báo cáo "Shoppertainment 2024: Tương lai của Tiêu dùng và Thương mại châu Á – Thái Bình Dương", thực hiện bởi Accenture cho thấy 93% người tiêu dùng ưu tiên vừa mua sắm vừa giải trí trên các nền tảng số.
Chính vì vậy, không chỉ tập trung ở nội dung, công dụng sản phẩm, các nhà bán hàng luôn tìm cách làm mới hoặc tạo điểm nhấn vào các phiên live bằng các hoạt động như mini game, flash deal hoặc tiểu phẩm hài kịch ngắn kết hợp với nhà sáng tạo khác.
Những chiến dịch Shoppertainment thành công thường được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, giúp thương hiệu tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn và nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng, Shoppertainment chắc hẳn sẽ mang đến những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những hình thức kinh doanh online mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và phát triển cho các nhà bán hàng.
Có khá nhiều cách thức để ứng dụng Shoppertainment vào hoạt động kinh doanh, tuy nhiên một số loại được áp dụng phổ biến bao gồm: Livestream bán hàng, Mua sắm ngay tại video và trò chơi điện tử ứng dụng hoá.
Kể từ khi dịch covid19 nổ ra, hình thức livestream bán hàng đã phổ biến hơn tại khu Châu Á, Thái Bình Dương. Các phiên live được tổ chức trên các sàn thương mại điện tử như TaobaoLive, TikTokLive, LazadaLive, ShopeeLive,...
Tại Việt Nam, trong nửa đầu năm 2024, kênh tiktok của Hằng Du Mục đã gặt hái được nhiều thành công thông qua các phiên livestream trên Tiktok. Cụ thể, một phiên livestream vào tối ngày 31/1/2024, chỉ trong 18 phút, Hằng Du Mục đã đạt doanh thu hơn 817 triệu đồng.
Hay vào tháng 2/2024, Hằng Du Mục cùng Quang Linh Vlogs đã bán gần 3000 đơn hàng set quà Tết trong vòng 2 tiếng livestream. Những sản phẩm chủ đạo của cô trong các phiên livestream bao gồm socola, táo đỏ, trà thảo mộc và nhiều loại thực phẩm khác, luôn trong tình trạng "cháy hàng" nhanh chóng.
Những con số “biết nói" phía trên đã thực sự cho ta thấy hiệu quả từ việc livestream bán hàng.
Mua sắm ngay tại video (Shoppable Video) là một hình thức Shoppertainment trong đó các video được thiết kế để tích hợp các sản phẩm mua sắm, cho phép người xem có thể nhấp vào sản phẩm xuất hiện trong video và mua hàng ngay lập tức mà không cần phải rời khỏi trang hoặc ứng dụng.
Shoppable Video không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp bằng cách tăng doanh số bán hàng mà còn mang lại trải nghiệm mua sắm thuận tiện và hấp dẫn cho khách hàng.
Đây chính là một chiến lược marketing sử dụng các yếu tố thiết kế và cơ chế của trò chơi trong các hoạt động không phải là trò chơi để tăng cường sự tham gia và tương tác từ người dùng. Đây là một trong những công cụ mạnh mẽ trong lĩnh vực marketing và trải nghiệm người dùng.
Với Gamification, khách hàng sẽ tham gia các trò chơi hoặc nhiệm vụ và yêu cầu bạn hoàn thành. Sau đó, khách hàng sẽ thu thập được các ưu đãi, mã giảm giá, hoặc một số lợi ích mua sắm đặc biệt.
Ví dụ nổi bật có thể kể đến như Shopee đang áp dụng một số chương trình khuyến khích người dùng tham gia trồng cây hái xu, lắc xu, vòng quay quà tặng may mắn,...
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi, quý khách hàng đã hiểu rõ Shoppertainment là gì cũng như nắm bắt được xu hướng kinh doanh thông qua hình thức này. Đừng quên theo dõi EFEX để cập nhật những thông tin hữu ích về kinh doanh trên sàn thương mại điện tử bạn nhé.