Thuật ngữ "kho hàng" (Warehouse) và "trung tâm hoàn thiện đơn hàng" (Fulfillment Center) thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực tế lại mang ý nghĩa khác biệt, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử. Vậy bạn có hiểu Fulfillment Center là gì và điểm khác biệt giữa 2 khái niệm này không? Câu trả lời chi tiết, đầy đủ sẽ có trong bài viết này của EFEX!
Bài viết này sẽ bao gồm:
Fulfillment Center (Trung tâm hoàn tất đơn hàng) là một cơ sở chuyên biệt trong chuỗi cung ứng, nơi thực hiện tất cả các hoạt động cần thiết để xử lý và hoàn thành đơn hàng của khách hàng. Không chỉ đơn giản là nơi lưu trữ sản phẩm, một Fulfillment Center còn đảm nhận nhiều công đoạn quan trọng khác như:
Fulfillment Center ra đời nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce), đặc biệt là trong mô hình B2C (Business to Customer), nơi mà việc giao hàng nhanh chóng và chính xác đến tay người tiêu dùng là rất quan trọng. Các công ty có thể tối ưu hóa quy trình logistics, quản lý tồn kho, và đảm bảo độ chính xác của đơn hàng thông qua việc sử dụng các trung tâm hoàn tất đơn hàng.
>> Xem thêm: Fulfillment Là Gì? Chi Tiết Quy Trình Dịch Vụ Fulfillment
Warehouse hay kho hàng là một khu vực được dùng để lưu trữ hàng hóa, chủ yếu được sử dụng bởi các nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu, bán sỉ và vận chuyển để duy trì việc lưu trữ hàng hoá. Trong kho hàng, các thiết bị như xe nâng, container và kệ để xếp chồng số lượng lớn sản phẩm sẽ được sử dụng. Hoạt động chính trong kho hàng là nhập và xuất hàng tồn kho.
Kho hàng chủ yếu chỉ lưu trữ và phân phối hàng hóa, không phải xử lý và hoàn thành đơn hàng. Các công đoạn như đóng gói, đánh dấu nhãn hay lắp ráp sản phẩm thường không thực hiện tại kho hàng, mà được xử lý tại Fulfillment Center. Hiện nay, một số kho hàng được thiết kế để phục vụ doanh nghiệp B2B (khi doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp với khách hàng và đối tác của mình) với hàng hóa số lượng lớn.
>> Xem thêm: FBM là gì? Nên lựa chọn FBA hay FBA?
Cụm từ “Fulfillment Center” và “Warehouse” thường được sử dụng thay thế cho nhau trong ngành logistics và thương mại điện tử, nhưng thực tế, mỗi thuật ngữ lại có những chức năng và mục đích khác biệt. Dưới đây là sự phân biệt rõ rệt giữa hai khái niệm này, được EFEX tổng hợp dựa trên các yếu tố quan trọng trong chuỗi cung ứng và quản lý đơn hàng:
Warehouse chủ yếu là nơi lưu trữ hàng hóa cho các doanh nghiệp, bao gồm sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc nhập khẩu. Mặc dù fulfillment center cũng có chức năng lưu trữ hàng hóa, nhưng mục tiêu chính của nó là tối ưu hóa các hoạt động trong chuỗi cung ứng từ lúc đặt hàng cho đến khi sản phẩm được giao tận tay khách hàng. Fulfillment centers được thiết kế để xử lý đơn hàng nhanh chóng và chính xác, giảm thiểu thời gian vận chuyển và tăng trải nghiệm khách hàng.
Trong trường hợp lý tưởng, hàng hóa tại fulfillment center sẽ không được lưu trữ quá 30 ngày, vì chúng cần được xử lý nhanh chóng và giao đến người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất. Nếu cần lưu trữ lâu dài, chi phí sẽ cao hơn, đặc biệt đối với các dịch vụ 3PL (third-party logistics), nơi các chi phí lưu kho dài hạn thường xuyên được áp dụng.
Warehouse chỉ đóng vai trò lưu trữ, không tham gia vào các quy trình xử lý đơn hàng hay các công đoạn khác trong chuỗi cung ứng. Ngược lại, một fulfillment center là trung tâm hoạt động nhộn nhịp, nơi thực hiện các công đoạn quan trọng như đóng gói, lắp ráp, gắn nhãn, và vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tại fulfillment center, tất cả các hoạt động từ nhận hàng tồn kho đến vận chuyển đơn hàng đều được thực hiện nhanh chóng và chính xác.
3PL (dịch vụ logistics bên thứ ba) thường cung cấp các dịch vụ hoàn thiện đơn hàng từ đầu đến cuối, bao gồm nhận hàng hóa từ nhà cung cấp, chọn lọc và đóng gói theo đơn hàng, tạo nhãn vận chuyển, và thậm chí là xử lý hàng trả lại (returns). Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí khi không phải quản lý những hoạt động này trong nội bộ.
Fulfillment Center và warehouse có sự khác biệt rõ rệt về tần suất lấy hàng từ các hãng vận chuyển, một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa logistics và quản lý đơn hàng.
Tại fulfillment center, các đơn vị vận chuyển thường xuyên đến lấy hàng, có thể là hàng ngày hoặc thậm chí nhiều lần trong ngày. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những đơn hàng cần giao nhanh, như giao hàng trong ngày hoặc giao hàng ngày hôm sau. Trong trường hợp này, hãng vận chuyển sẽ được yêu cầu lấy hàng vào những giờ cố định để đảm bảo việc giao hàng được thực hiện đúng hẹn. Các fulfillment center thường có thời gian xử lý đơn hàng rất nhanh và tuân thủ các thời hạn giao hàng chính xác cho khách hàng, ví dụ như đơn hàng được đặt trước 12 giờ trưa sẽ được giao vào ngày hôm sau.
Ngược lại, tại warehouse thông thường, các hãng vận chuyển thường đến lấy hàng ít thường xuyên hơn, có thể chỉ vài lần trong tuần. Kho hàng này thường ưu tiên gom nhiều đơn hàng để vận chuyển cùng một lúc, điều này giúp tiết kiệm chi phí nhưng lại không thể đáp ứng được yêu cầu về giao hàng nhanh từ phía khách hàng. Các công ty vận tải thường có lịch lấy hàng cố định tại các kho hàng, điều này có thể dẫn đến việc giao hàng chậm hơn và giảm tính linh hoạt trong việc điều chỉnh chi phí vận chuyển.
Sự khác biệt này thể hiện rõ rệt sự chuyên môn hóa trong hoạt động của từng mô hình: fulfillment center chú trọng vào việc xử lý đơn hàng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh và cải thiện trải nghiệm khách hàng, trong khi warehouse thông thường chủ yếu tập trung vào tối ưu hóa chi phí vận chuyển và xử lý hàng hóa với số lượng lớn.
>> Xem thêm:
Sau khi so sánh các đặc điểm và tính năng của Fulfillment Center và Warehouse, EFEX tin rằng bạn có thể dễ dàng lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình trong ngành logistics, thương mại điện tử, và quản lý chuỗi cung ứng.
Nếu doanh nghiệp của bạn yêu cầu lưu trữ hàng hóa số lượng lớn trong thời gian dài để phục vụ các hoạt động sản xuất và kinh doanh truyền thống, đồng thời có đủ vốn đầu tư và nhân lực để quản lý hàng tồn kho, thì mô hình nhà kho truyền thống (Warehouse) sẽ là lựa chọn hợp lý. Một trong những ưu điểm của warehouse là chi phí thuê kho thấp hơn so với các mô hình khác và có thể tự quản lý vận hành kho một cách chủ động. Tuy nhiên, mô hình này yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn, cũng như chi phí nhân công và bảo trì hàng tháng.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce), kinh doanh online hoặc mô hình bán hàng mới như dropshipping, print on demand, thì việc sử dụng dịch vụ Fulfillment Center sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn. Các ưu điểm của Fulfillment Center bao gồm khả năng xoay vòng hàng hóa nhanh, hoàn thành đơn hàng ở nhiều địa điểm cùng lúc mà không cần phải đầu tư vốn lớn hay tuyển dụng đội ngũ nhân viên. Đây là mô hình lý tưởng cho các doanh nghiệp nhỏ, startups, hoặc những công ty bán hàng online không có đủ nguồn lực để tự quản lý kho bãi.
Thông qua bài viết này, EFEX tin rằng bạn có thể có câu trả lời cho mình về fulfillment center là gì và cách thức nó hoạt động như thế nào. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp hoàn thiện đơn hàng toàn diện hiệu quả, hãy liên hệ với EFEX để được tư vấn sớm nhất. Thông tin liên hệ: