Logistics là một phần của chuỗi cung ứng, nó được hình thành nhằm hỗ trợ quá trình vận hành, lưu chuyển hàng hóa trong mọi hoạt động vận tải. Muốn hiểu rõ hơn về logistics, chúng ta cần phải biết hai thuật ngữ mới là inbound logistics và outbound logistics là gì. EFEX sẽ giúp bạn đọc của mình hiểu rõ hơn về hai thuật ngữ trên thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích nhé!
Inbound Logistics là một quy trình rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất của bất cứ doanh nghiệp nào. Vậy Inbound Logistics là gì?
Inbound Logistics hay còn được biết đến với những tên gọi như nguồn cung ứng nguyên vật liệu, Logistics đầu vào… chính là hoạt động kiểm soát nguồn nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm từ nhà cung ứng trước khi đưa vào sản xuất. Quy trình này bao gồm rất nhiều hoạt động, từ khâu xử lý nguyên liệu đầu vào, phân phối, vận chuyển, cho đến lưu trữ và quản lý tồn kho.
Việc quản lý nhiều công đoạn cùng một lúc giúp quá trình đẩy nguồn nguyên liệu đến các điểm sản xuất diễn ra suôn sẻ, giúp sản xuất hàng hoá thành phẩm thuận lợi hơn.
Inbound Logistics được coi là giai đoạn khởi đầu của chuỗi cung ứng, là giai đoạn quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn tiếp theo. Do đó, doanh nghiệp cần quản lý quy trình này thật chặt chẽ và thực hiện chính xác ngay từ đầu.
>> Xem thêm: Logistics là gì? Quy trình và cách thức hoạt động
So với các giai đoạn khác trong chuỗi cung ứng thì quy trình Inbound Logistics lại tương đối khác biệt. Theo đó, mỗi khi có đơn hàng, nguồn hàng trong kho lưu trữ sẽ được vận chuyển đến nhà máy để thực hiện hoạt động sản xuất thành phẩm theo các bước như sau:
Qua đó có thể thấy quy trình Inbound Logistics là hoạt động cơ bản, tập trung vào việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu, mua và lên kế hoạch sử dụng nguồn nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra, quy trình này cũng đảm nhiệm nhiệm vụ theo dõi và quản lý tồn kho, tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa từ địa điểm cung cấp đến nhà máy sản xuất.
>> Xem thêm: Quy trình logistics cơ bản: Các bước vận hành và tối ưu
Cùng với Inbound Logistics, Outbound Logistics cũng là một quy trình rất quan trọng của doanh nghiệp. Vậy Outbound Logistics là gì?
Outbound Logistics hay còn được gọi là Logistics đầu ra chính là quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng. Đây là quy trình cần có sự tối ưu hóa về mặt thời gian, địa điểm, doanh thu và cả chi phí logistics. Hiện nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng sử dụng các dịch vụ logistics bên ngoài.
Lúc này, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào công việc sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, bán hàng, marketing còn những công việc về lưu kho, xuất kho, vận chuyển hàng hóa, phân phối sản phẩm,... đã có đơn vị cung cấp dịch vụ logistics đảm nhiệm.
Nếu như Inbound Logistics cần lựa chọn nguồn cung cấp nguyên vật liệu chất lượng thì Outbound Logistics cần lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhằm tối ưu hóa các tùy chọn giao nhận hàng.
Nguồn hàng tồn kho cần được xử lý một cách hợp lý bằng cách duy trì nguồn hàng đủ cung cấp cho điểm tiêu thụ cuối cùng, hạn chế tình trạng hàng hóa bị lỗi thời, hư hỏng hay hết hạn sử dụng.
Nếu như Inbound Logistics thực hiện việc tìm kiếm, mua nguyên vật liệu và lên kế hoạch sử dụng thì Outbound Logistics lại chú trọng đến việc lựa chọn kênh phân phối và vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng. Theo đó, quy trình Outbound Logistics sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Để quy trình Outbound Logistics hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp cần lựa chọn đúng kênh phân phối và duy trì hệ thống dự trữ hàng tồn kho thiết thực, đồng thời tối ưu hóa các phương án phân phối.
Cả inbound logistics và outbound logistics đều là công tác hậu cần của quá trình logistics trong đời sống hàng ngày.
Những giữ chúng, luôn tồn tại những điểm khác biệt nhất định. Điểm khác biệt ấy xuất hiện dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Cùng Efex điểm qua những điểm khác nhau trên những yếu tố sau nhé:
Điểm giống nhau | Tiêu chí | Inbound Logistics | Outbound Logistics |
Inbound Logistics và Outbound Logistics đều là những thuật ngữ thường được sử dụng trong chuỗi cung ứng. Đây đều là những khâu rất quan trọng, có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. | |||
Điểm khác biệt | Xu hướng | Đầu vào | Đầu ra |
Tập trung | Cung ứng nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho khâu sản xuất | Nhu cầu của khách hàng | |
Vai trò | Tiếp nhận | Giao hàng | |
Quy trình thực hiện | Quá trình tìm kiếm nhà cung ứng, đàm phán giá cả, thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào đến nhà máy chuẩn bị cho khâu sản xuất. | Quá trình lập kế hoạch để đảm bảo rằng sản phẩm được phân phối từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng | |
Mối quan hệ | Giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất | Giữa nhà phân phối và khách hàng | |
Quy trình | Xử lý nguồn nguyên vật liệu đầu vào | Quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng, giao hàng đến tay khách hàng cuối cùng | |
Hoạt động chủ yếu | Thu mua, lưu trữ và vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào đến nhà máy phục vụ cho quá trình sản xuất | Nhặt hàng, đóng gói và phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng | |
Tối ưu | Tối ưu Just In Time, tức là đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào đáp ứng 3 tiêu chí: Chất lượng, số lượng, thời gian. | Tối ưu chi phí, có nghĩa là tùy chọn các phương thức vận chuyển sao cho đảm bảo hiệu quả về kinh tế, hàng hóa được vận chuyển an toàn và có thể giao nhận hàng đúng thời gian cam kết. | |
Hoạch định chiến lược | Cung cấp nguồn nguyên vật liệu đầu vào cần thiết cho nhà máy để gia công, sản xuất sản phẩm. | Đáp ứng nhu cầu khách hàng, hỗ trợ quá trình bán hàng để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp. |
>> Xem thêm: Hợp đồng dịch vụ logistics: Khái niệm, phân loại và những điều cần lưu ý
Trên đây là những điểm khác biệt giữa inbound logistics và outbound logistics. Biết và hiểu những thông tin trên sẽ giúp bạn sẽ giúp bạn dễ dàng so sánh, nhận biết đặc điểm cũng như phân biệt được hai loại hậu cần trong quá trình logistics hiện nay.
Logistics luôn là một hoạt động cần thiết trong quá trình thực hiện chuỗi cung ứng. Sử dụng kết hợp inbound logistics và outbound logistics liền mạch trong quy trình logistics sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng hoạt động, hoạt động thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Chính vì vậy, nếu bạn là một nhà quản trị, tuyệt đối đừng bỏ qua việc tìm hiểu inbound logistics và outbound logistics là gì. Hy vọng những thông tin mà Efex mang lại sẽ giúp bạn hiểu hơn về logistics và là hành trang để bắt đầu hoạt động kinh doanh.