logo
logo
Logistics

Logistics là gì? Ví dụ và chức năng của Logistics

Nguyễn Viết Lộc
Logistics là gì? Ví dụ và chức năng của Logistics

Thuật ngữ “logistics” chắc không còn xa lạ gì đối với những người trong ngành. Nhưng liệu rằng chúng ta đã thực sự hiểu được đúng ý nghĩa của thuật ngữ này? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về logistics là gì trong bài viết dưới đây của EFEX nhé.

Thuật ngữ logistics là gì?

Định nghĩa logistics là gì? Theo đó, Logistics liên quan đến việc lên kế hoạch, triển khai và quản lý các luồng chuyển dịch hàng hóa và thông tin của nguyên vật liệu, hàng hóa từ nguồn điểm đầu đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics có thể được dịch sang tiếng việt với nghĩa là “hậu cần”, vì vốn dĩ nó bắt nguồn từ cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Nhưng dường như cho đến ngày nay, Tiếng Việt không có từ nào để diễn đạt hết ý nghĩa tương đương và chuẩn xác nhất. 

Chính vì vậy, logistics được sử dụng như một khái niệm đã được việt hóa tương tự như marketing hay container. Logistics có thể bao gồm một hoặc tất cả các hoạt động - dịch vụ dưới đây:

  • Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại kho bãi/sân bay/container,...
  • Dịch vụ vận tải hàng hóa trong nội địa, ra quốc tế, nước ngoài
  • Dịch vụ hỗ trợ quản lý việc kinh doanh
  • Dịch vụ kho bãi chứa đựng và bảo quản hàng hóa
  • Dịch vụ hoàn tất thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa
  • Các dịch vụ cụ thể khác phù hợp với luật Thương mại đã quy định

>> Xem thêm: Dịch vụ hậu cần là gì? Giải pháp hậu cần tốt nhất năm 2024

Logistics là gì? Vai trò logistics trong chuỗi cung ứng tổng thể
 Logistics là một yếu tố quan trọng bên trong trong chuỗi cung ứng tổng thể

Lợi ích của Logistics là gì?

Ngoài nắm rõ khái niệm Logistics, doanh nghiệp cần lưu ý những lợi ích mà lĩnh vực này đem lại, bao gồm:

  • Logistics nếu được quản lý hiệu quả cũng chính là một bước tiến trong phát triển kinh doanh. Các doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát chi phí tốt hơn, nâng cao doanh số, lợi nhuận. Đồng thời có thể xây dựng được những kế hoạch, chiến lược trong tương lai và nắm bắt được nhiều cơ hội.
  • Dịch vụ hậu cần Logistics hỗ trợ các công ty giảm thiểu mức chi phí dành cho các hoạt động kinh doanh: chi phí vận tải hàng hóa, chi phí lưu trữ hàng hóa, chi phí đầu tư cơ sở vật chất,...
  • Dịch vụ Logistics tốt sẽ khiến doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm khách hàng, thu hút được nhiều đối tượng hợp tác tiềm năng. Muốn nâng cao doanh thu thì các công ty cần đảm bảo tuân thủ cam kết với khách hàng. Bằng cách đó, doanh nghiệp nhận được sự tin tưởng từ phía đối tác, khách hàng. Do vậy, thương hiệu của công ty sẽ được đẩy mạnh và gia tăng mức độ uy tín.
  • Logistics hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát công việc, chống thất thoát hàng hóa, cơ sở vật chất và tài chính. Doanh nghiệp có thể hợp tác lâu dài cùng các công ty Logistics. Họ có trách nhiệm quản lý tất cả các nghiệp vụ liên quan tới hàng hóa của doanh nghiệp bằng những chiến lược và kế hoạch cụ thể.
  • Dịch vụ logistics hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh và thu về nhiều lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhờ những giải pháp quản lý hậu cần phù hợp, doanh nghiệp chỉ cần tập trung phát triển sản phẩm, còn các hoạt động khác đã có công ty dịch vụ hậu cần lo liệu. Như vậy doanh nghiệp sẽ điều phối nguồn lực, thời gian và tài chính vào hàng hóa nhiều hơn.

Điểm khác biệt giữa Logistics và chuỗi cung ứng

Logistics và chuỗi cung ứng là hai thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng về bản chất, chúng có những điểm khác biệt nhất định. 

Theo như định nghĩa Logistics, lĩnh vực này chủ yếu tập trung hỗ trợ một hoặc một vài hoạt động dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp. Những hoạt động đó có thể là giao chuyển hàng hóa - nguyên vật liệu, đóng gói, xếp dỡ,...

Đối với chuỗi cung ứng, tức là doanh nghiệp hoàn toàn sử dụng tất cả các hoạt động từ đóng gói, vận chuyển, lưu trữ,... Tất cả chuỗi hoạt động đó đều được thực hiện bởi một công ty duy nhất.

>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng

Thuật ngữ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL là gì trong logistics?

Khi nói đến lĩnh vực logistics là gì, bạn có thể nghe thấy các công ty dịch vụ giới thiệu họ là nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL). Thuật ngữ 3PL đề cập đến các công ty cung cấp dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp khác.

Điều này dẫn đến câu hỏi: Nếu 3PL là hậu cần bên thứ ba, vậy thì hậu cần bên thứ nhất (1PL) và bên thứ hai (2PL) là gì? Còn hậu cần bên thứ tư (4PL) thì sao? 

Bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây của EFEX để hiểu rõ hơn các khái niệm này trong logistics là gì.

Khái niệmĐịnh nghĩa
1PL1PL là người cung cấp hàng hóa, thường là người gửi hoặc nhận hàng. Họ tự thực hiện các hoạt động logistics của mình, sở hữu phương tiện vận tải, kho bãi và nguồn lực. Đây thường là các tập đoàn logistics lớn có mạng lưới toàn cầu.
2PL2PL đề cập đến các công ty vận chuyển vật lý hàng hóa, chẳng hạn như các hãng tàu biển, hãng hàng không và công ty vận tải đường bộ. Khác với 1PL là chủ sở hữu hàng hóa, 2PL chuyên cung cấp dịch vụ di chuyển, vận chuyển hàng hóa giữa các địa điểm.
3PL3PL là những nhà cung cấp dịch vụ logistics bên ngoài. Các đơn vị này cung cấp các giải pháp logistics tổng thể cho khách hàng thay vì chỉ cung cấp một dịch vụ cụ thể. 3PL có thể đảm nhận một phần hoặc toàn bộ quy trình logistics, bao gồm vận chuyển, kho bãi, xếp dỡ, đóng gói, phân phối...nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách hàng.
4PL4PL là nhà cung cấp dịch vụ logistics tích hợp và quản lý. 4PL sẽ kết hợp các nguồn lực, khả năng và công nghệ của chính mình cùng các đối tác để thiết kế, vận hành các giải pháp chuỗi cung ứng tổng thể cho khách hàng. Thay vì tự thực hiện, 4PL điều phối và quản lý các nhà cung cấp logistics khác. Họ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quy trình từ khi hàng được sản xuất đến khi đến tay người tiêu dùng.
So sánh 1PL, 2PL, 3PL và 4PL
 So sánh 1PL, 2PL, 3PL và 4PL

Vai trò của logistics trong nền kinh tế

Bản chất của một doanh nghiệp là trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ với mục đích thương mại. Logistics là con đường mà hàng hóa và dịch vụ được thực hiện để hoàn thành các giao dịch. Đôi khi hàng hóa được vận chuyển với số lượng lớn, chẳng hạn như hàng hóa thô cho nhà sản xuất. Hay vận chuyển đơn lẻ đến khách hàng tại một thời điểm nào đó. 

Bất kể cụ thể là gì, logistics là sự hoàn thành chuyển giao của một giao dịch, đó là vòng đời của một doanh nghiệp. Nếu không có giao dịch của hàng hóa hay dịch vụ, thì sẽ không có lợi nhuận.

Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp và nền kinh tế
Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp và nền kinh tế

 Chính vì lẽ đó, mà logistics giữ nhiều vai trò quan trọng như:

  • Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu: Logistics sẽ tính toán và quản lý các yếu tố và chi phí có liên quan. Bên cạnh đó, còn có các chi phí dịch vụ bổ sung, phí không liên quan, chi phí vận chuyển tăng do khoảng cách hay môi trường quy định và cả phí lưu kho.
  • Vận tải: Bản chất của logistics là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác. Việc đầu tiên công ty cần làm là chọn phương thức vận chuyển tốt nhất. Trong trường hợp vận chuyển sang nước ngoài, người gửi hàng cần phải cập nhật về hải quan, thuế quan, tuân thủ các quy định liên quan.
  • Hoàn thành đơn hàng: Để hoàn tất một giao dịch, các mặt hàng phải được chọn từ kho theo đơn đặt hàng của khách hàng. Chúng phải được đóng gói và dán nhãn đúng cách. Sau đó sẽ được vận chuyển đến tay khách hàng.
  • Lưu kho: Cả lưu kho ngắn hạn và dài hạn đều là những phần phổ biến của kế hoạch logistics. Nhưng hệ thống quản lý kho cũng cần lập kế hoạch logistics. Ngoài ra, cần phải xem xét các phương thức vận tải như đường sắt hoặc nhà máy đóng tàu.
  • Dự báo nhu cầu: Logistics dựa vào dự báo nhu cầu hàng tồn kho để đảm bảo rằng một doanh nghiệp không bao giờ thiếu các sản phẩm hoặc nguyên vật liệu cốt lõi cơ bản hoặc có nhu cầu cao.
  • Quản lý hàng tồn kho: Bằng cách sử dụng các kỹ thuật quản lý hàng tồn kho để lập kế hoạch trước cho sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm theo mùa hoặc theo xu hướng. Các công ty có khả năng giữ được lợi nhuận cao và làm cho hàng tồn kho quay vòng nhanh hơn
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Có thể nói logistics là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất. Tiếp đến là người bán hoặc nhà phân phối và cuối cùng là người mua.

Ví dụ cụ thể về hoạt động Logistics

Logistics trở thành ngành phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các công ty chuyên cung cấp và hỗ trợ dịch vụ hậu cần Logistics. Các doanh nghiệp quốc tế, nước ngoài nổi tiếng với lĩnh vực Logistics có thể kể đến như DHL, Hitachi Transport System, Kuehne + Nagel,... 

Tại Việt Nam, cũng có nhiều tên tuổi điển hình trong giới vận chuyển và kho bãi như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân đội Viettel (Viettel Group). Trong những năm trở lại đây, Viettel gần như thâu tóm thị trường Logistics với nhiều dịch vụ nổi bật như cho thuê kho bãi, vận chuyển hàng hóa nội địa, quốc tế,....

Viettel - đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ Logistics hiệu quả cao
Viettel - đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ Logistics hiệu quả cao

Cơ sở vật chất kho bãi được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị tân tiến để phục vụ quá trình lưu trữ hàng hóa. Các phương tiện vận tải hàng hóa vô cùng hiện đại, đảm bảo an toàn, giữ hàng nguyên vẹn đến tay người nhận. Ngoài ra Viettel còn sở hữu rất nhiều bưu cục, chi nhánh trên khắp lãnh thổ Việt Nam để đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian. Một số dịch vụ khác liên quan tới logistics như đóng gói, xếp dỡ, thủ tục giấy tờ hải quan,... cũng đang được Viettel nghiên cứu và đẩy mạnh phát triển. 

>> Xem thêm: 

Hy vọng bài viết trên giúp bạn có thể hiểu thêm về Logistics là gì cũng như các hoạt động chức năng mà lĩnh vực này đảm nhiệm. Từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực này. Cùng theo dõi chúng mình để cập nhập nhanh những thông tin bổ ích nhé! Thông tin liên hệ:

Miễn phí 45 ngày lưu kho fulfillment tại Việt - Mỹ - Nhật. Lưu kho fulfillment thả ga với chi phí bằng 0. Ưu đãi có hạn, liên hệ ngay với EFEX để được tư vấn sớm nhất!

Liên hệ ngay
avatar
Nguyễn Viết LộcNguyễn Viết Lộc là chuyên viên Content tại EFEX. Dựa trên kinh nghiệm 2 năm trong ngành TMĐT, hậu cần và Logistics, Nguyễn Viết Lộc chia sẻ các bài viết hữu ích cho độc giả để biến hoạt động kinh doanh nhàm chán, khó khăn của doanh nghiệp SME tại Việt Nam trở nên thú vị, nhiều sắc màu và hiệu quả.