Sự ra đời của giải pháp Milk Run đã mang lại sự tối ưu và hiệu quả vượt trội cho lĩnh vực logistics. Nhưng Milk Run thực chất là gì? Lợi ích thực sự mà Milk Run đem lại cho logistics ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được EFEX giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thuật ngữ “Milk Run” bắt nguồn từ ngành công nghiệp sữa của Châu Âu. Theo đó, người giao sữa có trách nhiệm đến từng nhà nhặt chai rỗng, tiến hành giao những chai sữa đã đầy và lặp lại quy trình này hàng ngày.
>> Xem thêm:
Trong lĩnh vực logistic, Milk Run được hiểu là phương thức vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu từ đơn vị cung cấp đến tay khách hàng theo một tuyến đường cố định. Mỗi ngày, các xe tải của nhà cung ứng sẽ di chuyển theo một lộ trình nhất định, đi qua nhiều nhà cung cấp và dây chuyền sản xuất.
Giải pháp Milk Run đòi hỏi cao về quy trình thực hiện, phải đảm bảo tuân thủ đúng thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
Việc áp dụng Milk Run trong logistic thực sự đã đem lại rất nhiều tích cực, các doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn, đạt được nhiều hiệu quả hơn. Một số lợi ích nổi bật phải nhắc đến như:
Milk Run cho phép các doanh nghiệp lên kế hoạch và thực hiện các chuyến giao hàng theo các lộ trình tối ưu, kết hợp nhiều điểm giao nhận trong một chuyến đi duy nhất. Điều này giúp giảm thời gian giao hàng và tăng tính hiệu quả của các hoạt động logistics.
Lịch trình lấy hàng được bố trí một cách hợp lý, có tính lặp đi lặp lại. Nhờ vậy mà việc phân bổ nhân lực sẽ hiệu quả hơn. Đồng thời, trọng tải xe được bố trí vừa đủ khối lượng hàng, bộ phận lái xe cũng không phải chờ đợi lâu.
Bằng cách kết hợp nhiều điểm thu gom và giao hàng trong một chuyến đi, Milk Run giúp giảm số lượng chuyến xe cần thiết và tiết kiệm chi phí nhiên liệu, lao động cũng như các chi phí vận hành khác. Đây được cho là tín hiệu tích cực, nhằm giảm bớt chi phí trước bối cảnh giá nhiên liệu có nhiều biến động trên thế giới.
Với lịch trình và lộ trình cố định, Milk Run giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi trong quá trình vận chuyển. Quy trình được chuẩn hóa giúp đảm bảo tính chính xác và nhất quán trong hoạt động giao nhận.
Các chuyến giao nhận hàng đã được lên kế hoạch chi tiết dựa trên mức độ sản xuất. Ngoài ra, việc giao hàng thường xuyên hơn đã giúp các doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp, giảm chi phí lưu kho và tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Bên cạnh “Milk Run” thì từ khóa “Cross-Docking” cũng khá phổ biến trong lĩnh vực logistics. Được biết, Cross-Docking là là một kỹ thuật logistics trong đó hàng hóa được dỡ xuống từ các phương tiện vận chuyển đến, sau đó được chuyển trực tiếp lên các phương tiện vận chuyển đi mà không qua lưu kho.
Quá trình này giúp giảm thời gian lưu kho và tăng tốc độ giao hàng, làm cho nó trở thành một phương pháp hiệu quả cho việc quản lý chuỗi cung ứng. Vậy khi đặt lên bàn cân thì Milk Run và Cross-Docking cái nào hoạt động hiệu quả hơn?
Dưới đây là bảng so sánh chúng tôi đã thực hiện để bạn có hình dung chi tiết nhất:
Tiêu chí | Milk Run | Cross-docking |
Định nghĩa | Phương thức vận chuyển thu gom/giao hàng từ nhiều nguồn hoặc đến nhiều điểm trong một chuyến đi duy nhất | Phương thức vận chuyển trực tiếp từ điểm nhận đến điểm giao mà không qua lưu kho |
Ưu điểm | - Tối ưu hóa lộ trình và thời gian giao hàng. - Giảm chi phí vận chuyển. - Giảm tồn kho - Ít khả năng xảy ra lỗi - Tiêu chuẩn hóa quy trình | - Giảm thời gian lưu kho. - Tăng tốc độ giao hàng. - Giảm chi phí lưu kho |
Nhược điểm | - Yêu cầu lập kế hoạch chi tiết. - Phụ thuộc vào độ chính xác của lịch trình và lộ trình. - Ít linh hoạt hơn so với cross-docking. | - Rủi ro khi giao hàng chậm trễ. - Cần cơ sở hạ tầng và công nghệ cao. |
Ứng dụng chính | - Thu gom linh kiện từ nhiều nhà cung cấp cho nhà máy sản xuất. - Giao hàng từ trung tâm phân phối đến nhiều cửa hàng bán lẻ | - Chuyển hàng hóa nhanh chóng từ nhà cung cấp đến cửa hàng hoặc khách hàng cuối cùng |
Chi phí vận chuyển | Thường thấp hơn do kết hợp nhiều điểm giao nhận trong một chuyến đi | Thường cao hơn do yêu cầu nhiều chuyến đi riêng lẻ |
Quản lý tồn kho | Giảm lượng tồn kho nhờ giao hàng thường xuyên và định kỳ | Giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn việc lưu kho |
Thời gian giao hàng | Có thể kéo dài do phải qua nhiều điểm thu gom hoặc giao nhận | Nhanh hơn do hàng hóa được chuyển trực tiếp từ điểm nhận đến điểm giao |
Khả năng đáp ứng | Tốt hơn đối với các lịch trình cố định và nhu cầu ổn định | Phù hợp với các yêu cầu giao hàng nhanh và nhu cầu không dự đoán trước |
Có thể thấy, Milk Run và Cross-docking đều là những phương thức vận chuyển hiệu quả trong logistics. Song mỗi loại lại có ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, để đưa ra quyết định lựa chọn, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các yếu tố vừa nêu trên.
Ví dụ 1: Toyota đã áp dụng phương pháp Milk Run để thu gom linh kiện từ các nhà cung cấp khác nhau và vận chuyển chúng đến nhà máy sản xuất. Cụ thể, Toyota đã bố trí nhiều nhà máy lắp ráp nằm gần nhau, từ đó họ sẽ vận chuyển các linh kiện từ một nhà cung cấp duy nhất đến các nhà máy lắp ráp. Điều này giúp Toyota giảm thiểu lượng tồn kho và tăng hiệu quả sản xuất.
Ví dụ 2: Walmart: Walmart sử dụng Milk Run để tối ưu hóa quy trình phân phối hàng hóa từ các trung tâm phân phối đến các cửa hàng bán lẻ. Bằng cách kết hợp nhiều điểm giao hàng trong một chuyến đi, Walmart có thể giảm chi phí vận chuyển và cải thiện độ chính xác trong giao nhận hàng hóa.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của EFEX về giải pháp Milk Run cũng nhưng hiệu quả của nó đem lại trong lĩnh vực vận tải. Mong rằng quý bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến lĩnh vực logistic. Đừng quên liên hệ với EFEX để được hỗ trợ và tư vấn giải pháp Fulfillment & Express an toàn, uy tín.