Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp cross-docking trong hoạt động của chuỗi cung ứng. Không bởi vì chúng mang đến lợi thế về thời gian mà còn giúp tối ưu chi phí hiệu quả. Vậy Cross-docking là gì? Có những loại hình cross-docking nào thường được sử dụng? Hãy cùng EFEX tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Cross-docking là một giải pháp tối ưu trong quản trị chuỗi cung ứng và vận chuyển hàng hoá. Hàng hoá sau khi nhận vào kho sẽ tiếp tục được chuyển đi mà không cần lưu kho. Đây được xem là phương pháp loại bỏ quá trình lưu kho hàng hoá trong chuỗi cung ứng. Giúp nâng cao hiệu quả và đơn giản hóa quá trình quản trị kho hàng. Đồng thời cũng giúp giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro trong quá trình luân chuyển.
>> Xem thêm: Milk Run là gì? Lợi ích của Milk Run trong Logistics
Kho hàng truyền thống là kho trực tiếp lưu trữ, bảo quản một lượng hàng nhất định. Cho đến khi xuất hiện nhu cầu từ khách hàng, bộ phận quản lý kho sẽ đóng gói và vận chuyển hàng hóa theo đúng đơn đặt hàng đó. Sau đó, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục bổ sung một lượng hàng mới vào kho. Chờ đợi sẵn sàng cho đến khi phát sinh đơn hàng mới và tiếp tục vòng luân chuyển mới.
Đối với những kho áp dụng phương pháp cross-docking lại khác. Hàng hoá khi đến kho sẽ không được lưu trữ tại đây mà ngay lập tức sẽ được vận chuyển đến người mua hàng. Bỏ qua khâu lưu kho, cross-docking góp phần đẩy nhanh vòng luân chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng và rút ngắn lead-time. Từ đó giảm bớt một phần chi phí lưu kho và kiểm kê đáng kể.
Phương pháp cross-docking mang đến nhiều ưu điểm vượt trội trong việc quản trị chuỗi cung ứng hiện nay như:
Mặc dù cross-docking mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc áp dụng mô hình này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc và khắc phục một số thách thức sau:
Để áp dụng thành công mô hình cross-docking, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ những thách thức trên và có chiến lược quản lý, công nghệ và hợp tác với đối tác phù hợp.
Nhìn chung, các loại hình cross-docking phổ biến hiện nay đều liên quan đến việc thu mua và vận chuyển hàng hoá.
Quy trình vận hành Cross-docking trong Logistics diễn ra qua 6 bước cơ bản sau:
Xét trên nhiều phương diện, cross-docking là một hoạt động kinh doanh tương đối phức tạp. Nó cần đến sự phối hợp hài hoà giữa nhà phân phối, đơn vị vận tải và khách hàng. Vì vậy mà mỗi bên tham gia phải góp một phần chi phí cũng như trở ngại cho hoạt động này.
Các nhà cung cấp tham gia vào hoạt động cross-docking có thể phải cung cấp hàng hoá với lượng nhỏ hơn, thường xuyên hơn để duy trì. Đồng thời phải hoàn tất hoạt động dán nhãn và mã vạch trước khi hàng hoá được vận chuyển. Mặt khác, khách hàng trong hoạt động cross-docking có thể đưa ra một vài yêu cầu liên quan đến đặt hàng. Đó cũng là điều kiện cho phép kéo dài lead time hơn 1 ngày. Sự góp mặt của những yêu cầu trên sẽ làm gia tăng thêm chi phí trong chuỗi cung ứng.
Để mô hình cross-docking hoạt động và mang lại hiệu quả tốt, các sản phẩm áp dụng cần phải đảm bảo một số yếu tố. Đó là đảm bảo về khối lượng hàng hóa đủ lớn và biến động thấp. Nếu không đạt đủ 2 tiêu chí trên, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc trước khi mạo hiểm sử dụng phương án này. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung và cầu thị trường, từ đó tạo ra thế mất cân bằng.
Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm tìm hiểu cách mà Walmart thành công khi tận dụng cross-docking trong vận hành hệ thống của mình. Walmart là một công ty đại chúng của Mỹ. Năm 2019 được Fortune 500 đánh giá, xếp hạng và công bố là một trong những công ty lớn nhất thế giới. Vậy Walmart đã tận dụng phương pháp cross-docking như thế nào để đạt được thành công vang dội trong lĩnh vực logistics?
Chiến thuật chủ chốt của Walmart chính là trở thành nhà bán lẻ với mức giá thấp nhất dựa vào lợi thế chi phí. Chính vì thế mà trong suốt 40 năm qua, Walmart tập trung vận hành và phát triển mô hình cross-docking của mình. Điều này đã giúp công ty tối ưu được chi phí hiệu quả. Trong đó bao gồm: Chi phí vận hành, chi phí xử lý, chi phí vận chuyển và đặc biệt là chi phí tồn kho. Đồng thời đây cũng chính là bàn đạp giúp Walmart tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.
Đánh vào tâm ý khách hàng là quan tâm về giá cả, Walmart luôn duy trì mô hình cross-docking. Loại bỏ các chi phí không cần thiết và giảm thiểu tối đa các chi phí liên quan. Mặt khác, Walmart vẫn luôn duy trì và thúc đẩy sự hợp tác với các nhà cung cấp khác nhau để có thể nhập hàng số lượng lớn với mức phí ưu đãi. Nhờ vậy mà họ có thể cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm với mức giá cực kỳ cạnh tranh.
Tính đến nay, Walmart đã xây dựng và phát triển hơn 160 trung tâm phân phối trải dài khắp đất nước Mỹ. Nhờ vậy mà mức độ nhận diện thương hiệu ngày càng cao. Một yếu tố không kém phần quan trọng giúp mô hình cross-docking của Walmart thành công chính là công nghệ. Một số công nghệ hiện đại được áp dụng cùng lúc đó là EDI và CPFR. Đây là hệ thống giúp công ty tiếp cận và vận chuyển hàng hóa nhanh hơn, được áp dụng trên toàn bộ hệ thống bán hàng của Walmart.
>> Xem thêm:
Cross-docking là một phương pháp quan trọng và hữu hiệu trong chuỗi cung ứng. Chúng mang lại rất nhiều lợi ích về cả chi phí lẫn thời gian, hai yếu tố được quan tâm hàng đầu trong vận tải hàng hoá. Hy vọng với những chia sẻ trên, EFEX đã giúp được bạn có thêm nhiều thông tin chính xác hơn về phương pháp cross-docking. Nếu bạn muốn mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì hãy trải nghiệm dịch vụ fulfillment của EFEX ngay hôm nay nhé!