logo
logo
Hệ Thống Quản Lý Nhà Kho (WMS)

Stockout Cost Là Gì? Công Thức Và Ví Dụ

Nguyễn Ngọc Lê
EFEX

Stockout là một trong những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra đối với một công ty. Nguyên nhân là bởi nếu không có tồn kho của một sản phẩm nhất định, việc sản xuất phải tạm dừng hoặc đơn đặt hàng của khách hàng sẽ không được hoàn thành. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu stockout cost là gì, công thức của nó cũng như ví dụ cho việc xuất kho trong bài viết dưới của Efex.

Định nghĩa Stockout Cost là gì?

Stockout Cost là gì? Stockout Cost (chi phí kho rỗng) là chi phí một doanh nghiệp phải chịu khi người mua đặt hàng nhưng trong kho không có hoặc không đủ mặt hàng đó để cung ứng. Chi phí này có thể xảy ra theo hai cách:

  • Stockout do bán hàng: Khi một khách hàng đặt hàng nhưng không có sản phẩm nào có sẵn để bán cho người mua, công ty sẽ mất lợi nhuận gộp của việc bán hàng. Xấu hơn, khách hàng sẽ không quay trở lại mua hàng. Trong trường hợp đó, công ty sẽ mất tất cả lợi nhuận bán hàng trong tương lai.
  • Stockout do các quy trình nội bộ: Khi một công ty cần hàng tồn kho cho một chu kỳ sản xuất và hàng tồn kho không có sẵn, công ty phải trả phí để mua hàng tồn kho cần thiết trên cơ sở khẩn cấp. Ví dụ, công ty có thể phải trả giá gấp cũng như chi phí vận chuyển qua đêm để có được hàng. Hơn nữa, nhân viên lập kế hoạch sản xuất phải thay đổi kế hoạch sản xuất, chuyển công việc khác trong lịch trình để thay thế công việc không thể thực hiện được cho đến khi có được lượng hàng tồn kho cần thiết.
Định nghĩa Stockout Cost là gì?
Định nghĩa Stockout Cost là gì?

Việc xác định chi phí Stockout của một công ty không phải lúc nào cũng đơn giản. Điều này là do doanh số bán hàng bị bỏ lỡ không hiển thị trên báo cáo thu nhập và các khoản chi tiêu liên quan đến việc mua hàng vào phút cuối thường được ẩn trong mục hàng giá vốn đã bán. 

>> Xem thêm: Mã vạch UPC là gì và cách sử dụng

Định nghĩa In stock là gì?

Instock là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực quản lý kho hàng và bán lẻ. Đối lập với “out of stock”, khi sản phẩm ở trạng thái “in stock” có nghĩa là cửa hàng đó hàng tồn và sẵn sàng cung cấp cho khách hàng khi yêu cầu phát sinh. Khi nhắc đến In Stock, một số thuật ngữ khác liên quan có thể xuất hiện. Bạn đọc hãy “take-note” những từ dưới đây để không bỡ ngỡ khi gặp lại chúng nhé.

  • Back in stock: Hàng hóa được thêm vào mới
  • Low in stock: Hàng hóa trong kho còn ít, sắp hết
  • Stock in trade: Hàng sẵn sàng để bán cho người tiêu dùng

Công thức tính Stockout Cost là gì?

Việc biết công thức tính Stockout Cost là gì sẽ giúp doanh nghiệp bạn phòng trành các trường xấu xảy ra. Công thức sau có thể được sử dụng để tính toán chi phí Stockout:

Công thức chi phí stockout
 Công thức chi phí stockout

Trong đó:

  • CS: Chi phí Stockout
  • NDOS: Số ngày Out of Stock
  • AUSPD: Số đơn vị, sản phẩm được bán trong ngày trung bình
  • PPU: Giá bán trên một đơn vị, sản phẩm (hoặc lợi nhuận trên một đơn vị, sản phẩm)
  • CC: Chi phí của các hậu quả

Tác động của stockout Cost đến hoạt động kinh doanh

Vậy là bạn đã hiểu Stockout Cost là gì! Một số ảnh hưởng của Stockout Cost đến hoạt động kinh doanh có thể kể đến như: 

Stockout tác động đến kinh doanh
Stockout tác động đến kinh doanh

Mất nguồn doanh thu

Một trong những ảnh hướng chỉnh của Stockout Cost đó chính là mất nguồn doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Khi một sản phẩm không có trong kho, khách hàng không thể thực hiện mua chúng.

Đặc biệt, việc này sẽ khiến cho nguồn thu trong tương lại giảm dần khi các khách hàng cũ sẽ mua sản phẩm từ các đối thủ khác.

Doanh nghiệp mất nguồn doanh thu đáng kể khi gặp tình trạng Stockout
Doanh nghiệp mất nguồn doanh thu đáng kể khi gặp tình trạng Stockout

>> Xem thêm: Backflush là gì? Lợi Ích Và Quy Trình

Giảm trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Người tiêu dùng ngày nay có rất nhiều sự lựa chọn mua sắm. Nếu doanh nghiệp không có sản phẩm mà họ muốn mua, công ty sẽ bị một điểm trừ trong trải nghiệm mua sắm.

Lúc này, tỷ lệ khách hàng quay trở lại sẽ dần trở nên ít đi.

Chi phí mất khách hàng
Chi phí mất khách hàng

>> Xem thêm: Dead Stock là gì? Cách cải thiện tình trạng Dead Stock

Nhận thức tiêu cực về thương hiệu

Người dùng sẽ bắt đầu có những nhận thức tiêu cực về thương hiệu nến các sản phẩm của hãng luôn bị Out of Stock. Stockout Cost có thể khiến các người mua có cảm giác rằng thương hiệu này không đáng tin. Và trong thời đại Internet phát triển, những đánh giá tiêu cực trên mạng có thể khiến một doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh và marketing. 

>> Xem thêm: RMA là gì? Thông tin chi tiết bạn cần biết về RMA

Ví dụ về Stockout Cost

Giả sử bạn đang bán một chiếc áo len phổ biến trong suốt kỳ nghỉ đông. Trung bình bạn bán được 50 chiếc mỗi ngày và lợi nhuận trên mỗi chiếc là 25 đô la. Áo len trong 2 ngày hết hàng. Dựa vào công thức trên, ta có kết quả: 

Kết quả của ví dụ
Kết quả của ví dụ

Trong tình huống này, stockout cost cho một mặt hàng là $ 2500. Xem xét khả năng có nhiều hàng hóa bị cạn kiệt nguồn cung cùng một lúc. Hãy tích cực khi nói đến mức tồn kho. Đừng lo lắng khi đặt hàng nhiều hơn mức bạn nghĩ mình sẽ cần, đặc biệt là trong các mùa mua sắm cao điểm. Nếu cần, bạn có thể thuê ngoài các đơn vị cho thuê kho bãi bán hàng uy tín để thực quá trình lưu kho, sắp xếp hàng hóa chuyên nghiệp. 

>> Xem thêm: Cho thuê kho hàng tại Hà Nội giá tốt, chất lượng!

Kết luận

Stockout có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của công ty. Các công ty gặp phải tình trạng thiếu hàng tồn kho phải lao vào doanh thu để trang trải thêm hàng tồn kho và chi phí sản xuất, đồng thời chuẩn bị các chiến dịch làm hài lòng khách hàng để giảm thiểu tác hại. 

Biết được tỷ lệ bán hàng hiện tại và tốc độ bán hàng mục tiêu có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng hết hàng, đây là bước đầu tiên để đưa ra lựa chọn đáng tin cậy. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp bảo vệ để giảm thiểu chi phí tồn kho và tối ưu hóa doanh số bán hàng trong lần đầu tiên. 

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu khái niệm Stockout Cost là gì và có thể ứng dụng thực tế trong công việc kinh doanh của mình. Hãy theo dõi Efex để nhận được các thông tin hữu ích và cập nhật liên tục về chủ đều kho vận hậu cần nhé! Thông tin liên hệ:

EFEX
Hệ Thống Quản Lý Nhà Kho (WMS)
Top 11 danh sách các kho ngoại quan ở Việt Nam tốt nhất
Nguyễn Ngọc Lê
EFEX
Hệ Thống Quản Lý Nhà Kho (WMS)
Thủ tục xuất nhập hàng vào kho ngoại quan chi tiết
Nguyễn Ngọc Lê
EFEX
Hệ Thống Quản Lý Nhà Kho (WMS)
Top 6 danh sách kho ngoại quan ở Hà Nội tốt nhất
Nguyễn Ngọc Lê
EFEX
Hệ Thống Quản Lý Nhà Kho (WMS)
Top 5 các kho ngoại quan tại TP HCM an toàn, tốt nhất
Nguyễn Ngọc Lê
EFEX
Hệ Thống Quản Lý Nhà Kho (WMS)
Kho hàng không kéo dài là gì? Ưu điểm và các câu hỏi thường gặp
Nguyễn Ngọc Lê