logo
logo
Logistics

Supply chain là gì? Thông tin chi tiết về Supply Chain

Nguyễn Viết Lộc
Supply chain là gì? Thông tin chi tiết về Supply Chain

Hiểu thế nào về Logistics and supply chain management là gì? Ưu và nhược điểm của chuỗi cung ứng như thế nào? Liệu có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hiện tại không? Hãy cùng đón xem bài viết supply chain là gì ngay sau đây nhé!

Khái niệm Supply Chain là gì?

Chuỗi cung ứng hay Supply Chain là gì? Đây là một quy trình từ việc sản xuất đến khi tạo ra được thành phẩm. Để có thể đưa thành phẩm đó đến với người tiêu dùng. Quy trình đó gồm nhiều khâu công việc. Giữa những phần công việc luôn liên kết và cùng vận hành với nhau một cách đồng đều để trở thành một chuỗi làm việc linh hoạt. 

Ngoài ra, supply chain còn mang nhiều định nghĩa khác. Đó là quá trình chuyển hóa nguyên liệu thô tới thành phẩm. Nhờ hệ thống vận chuyển đến cho người tiêu dùng. 

>> Xem thêm: 5 Sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng 

Mặt khác, supply chain còn là một mạng lưới lựa chọn về phân phối, phương tiện trong việc thu mua nguyên liệu. Và sản phẩm được hình thành thông qua các đơn vị trung gian, sau đó được đưa đến cho người tiêu dùng. Phạm vi của Supply chain khá rộng nên qua một vài định nghĩa cũng không thể hiểu rõ hoàn toàn. 

Supply-chain-management
Supply chain management

Bởi có sự liên kết trực tiếp với những hoạt động vận hành việc sản xuất, kinh doanh. Nên supply chain góp một phần thiết yếu vào sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bạn đang lựa chọn hình thức supply chain cho hàng hóa, sản phẩm của mình. Thì chắc chắn rằng supply chain là một sự lựa chọn hoàn hảo. Nếu biết cách vận hành tốt supply chain, sẽ mang lại lợi thế rất tốt với vị trí trên thị trường doanh nghiệp. 

>> Xem thêm: Freight Forwarder là gì? Top 5 công ty Forwarder uy tín nhất

Hơn thế nữa, quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp thành phẩm của doanh nghiệp bạn được biết đến nhiều hơn. Supply chain có mặt ở hầu hết trong các khâu vận hành của doanh nghiệp. Vì thế, đảm bảo được supply chain thì thành phẩm ra lò cũng sẽ rất chất lượng. Đưa doanh nghiệp nâng cao chất lượng kinh doanh trong hiện tại và tương lai. 

Supply Chain Management là gì?

Ở những thông tin trên bạn cũng nắm bắt được supply chain là gì rồi. Vậy Supply Chain Management là gì? Nguồn gốc và hoạt động diễn ra như thế nào? Hiểu rõ được những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung, vận dụng và điều khiển chúng một cách thuận tiện hơn. 

Quản lý chuỗi cung ứng SCM là việc tổng hợp và chọn lựa các phương pháp tương ứng cho doanh nghiệp. Đưa ra những giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp về đầu vào, đầu ra, hàng tồn trong kho… 

Supply-chain-management-SCM
Supply chain management là gì?

Supply Chain management thông thường sẽ có 3 giai đoạn cơ bản. Đây sẽ là những giai đoạn tiên quyết không thể thiếu, cụ thể như:

  • Phân phối: Ở giai đoạn này thường là các hoạt động: vận tải, phân phối, bảo quản, bao bì, đóng gói… Tất cả các hoạt động này sẽ được sự quản lý, giám sát của doanh nghiệp. Đảm bảo được quy trình phân phối diễn ra đầy đủ và đúng thời gian.
  • Quản lý hệ thống logistics: Giai đoạn này sẽ có sự kết hợp giữa việc quản lý cung ứng vật tư với phân phối sản phẩm ban đầu. Để có thể giúp việc quản lý hệ thống logistics được diễn ra suôn sẻ và thành công.

>> Xem thêm: Hệ thống thông tin logistics (LSI) là gì? Phân loại và ví dụ 

  • Quản trị dây chuyền cung ứng logistics: Tức là quản lý tất cả các mối dây chuyền cung ứng về nguyên liệu, sản xuất. Và từ đó được chuyển đến tay người tiêu dùng theo quy trình supply chain.Quản trị tốt dây chuyền cung ứng logistics sẽ giúp mở rộng mối quan hệ hơn cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Báo Giá Dịch Vụ Logistics Đầy Đủ, Chi Tiết nhất năm 2023

Vai trò và lợi ích của chuỗi cung ứng Supply Chain hiện nay

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn cũng nhận thấy vai trò to lớn của chuỗi cung ứng supply chain. Vậy vai trò của chuỗi cung ứng supply chain là gì? Supply chain đã mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Khi nắm bắt rõ vai trò cũng như lợi ích, chúng ta có thể dễ dàng sử dụng, điều khiển chúng để tạo ra những giá trị nhất định. 

Hãy cùng EFEX theo dõi tiếp những thông tin về chuỗi cung ứng supply chain dưới đây nào! 

Chuỗi-cung-ứng-supply-chain
Chuỗi cung ứng supply chain

Vai trò cụ thể của chuỗi cung ứng Supply Chain

Mang trong mình một sứ mệnh cao cả, Supply Chain hiện nay đang rất phổ biến và giữ cho mình một vị trí “đặc biệt”. Bên cạnh đó tầm ảnh hưởng của Supply chain cũng không hề nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam. Chuỗi cung ứng supply chain có những đặc điểm và vai trò cụ thể như:

  • Có sức ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, hoạch định, quản lý chuỗi cung ứng và hàng hóa.
  • Giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn khi cạnh tranh với các đối thủ khác.
  • Giúp doanh nghiệp giữ được vị trí vững vàng trên thị trường. Phát triển và nâng tầm kinh doanh của doanh nghiệp cao hơn.
  • Giúp đảm bảo đầu vào của hàng hóa đúng như kế hoạch dự tính ban đầu. Còn ở đầu ra, hàng hóa được đáp ứng đủ cho thị trường.
  • Vận chuyển nhanh chóng hàng hóa đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp.
  • Giúp các hoạt động logistics, hoạt động hậu cần làm việc hiệu quả nhất có thể.
  • Giúp tiết kiệm chi phí và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp khi sử dụng supply chain.
  • Giúp doanh nghiệp vận hành khối liên minh tốt, tiết kiệm thời gian và chi phí rổng nói chung và chi phí logistics nói riêng.

Với những vai trò đặc biệt mà supply chain mang lại cho các doanh nghiệp. Chắc hẳn đây là mô hình chuỗi cung ứng mà các doanh nghiệp của bạn không thể bỏ lỡ.

Lợi ích của Supply Chain

Với những vai trò đặc biệt trên chắc hẳn supply chain cũng đã mang lại rất nhiều lợi ích. Không những mang lại lợi ích cho doanh nghiệp sử dụng mà còn góp phần thúc đẩy ngành kinh tế vận tải phát triển mạnh. Những lợi ích của supply chain được biểu hiện cụ thể như sau:

  • Quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho chuỗi cung ứng.
  • Hơn hết, nếu việc quản lý diễn ra hiệu quả thì giúp giảm đáng kể lượng hàng tồn kho.
  • Quản lý chuỗi cung ứng cũng giúp ước lượng được số lượng sản phẩm. Và kiểm tra được chất lượng sản phẩm và nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Giúp gia tăng lợi nhuận đối với các doanh nghiệp sử dụng supply chain.
  • Giúp hàng hóa được tiếp cận với khách hàng gần hơn.
  • Giúp gia tăng lượng đặt hàng đối với các doanh nghiệp sử dụng supply chain.

Với những lợi ích tuyệt vời mà supply chain đã đem đến cho các doanh nghiệp. Sẽ đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa. Và việc vận chuyển hàng hóa ngày càng dễ dàng, nhanh chóng hơn. 

>> Xem thêm: Logistics xanh là gì? 5 chiến lược phát triển Logistics xanh

Mô hình quản lý trong chuỗi cung ứng Supply Chain

Bạn đã từng thắc mắc mô hình quản lý trong chuỗi cung ứng Supply chain vận hành như nào? Cấu trúc ra sao? Áp dụng mô hình SCOR, doanh nghiệp cần thực hiện những công việc nào? Có những cấp độ chính của mô hình SCOR nào? Đừng bỏ lỡ những thông tin ngay sau đây nhé! 

Thông thường, Supply Chain sử dụng mô hình SCOR. Tên tiếng anh đầy đủ của SCOR là Supply chain operations reference. Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. 

Với khả năng có thể đo lường hiệu suất của chuỗi cung ứng, được bao phủ ở các hoạt động của người cung cấp và người tiêu dùng. Được thể hiện ở một số hoạt động như: các hoạt động của đơn hàng, quá trình giao - gửi - trả hàng, sản xuất… SCOR hoạt động phụ thuộc vào ba nguyên tắc cơ bản. Bao gồm mô hình hóa quá trình/tái cấu trúc; đo lường hiệu suất, vận hành. 

Mô-hình-SCOR
Mô hình SCOR

Bên cạnh đó còn sử dụng năm khối xây dựng cấu trúc hóa, cụ thể cấu trúc SCOR như sau:

  • Lên kế hoạch (Plan): Đây là khối xây dựng cấu trúc hóa cần thiết đầu tiên. Bởi cần phải lên kế hoạch cho quá trình cung và cầu. Để có thể đưa ra các tiêu chuẩn nhằm dự báo hiệu quả của các công việc. Bên cạnh đó, có kế hoạch thì sẽ dễ dàng kiểm tra, đối chiếu được kết quả công việc đã đạt được. Trong quá trình quản lý chuỗi ứng, lên kế hoạch còn được áp dụng cho hàng hóa tồn kho, tài sản hay việc vận chuyển.
  • Nguồn (Source): Đây là khối xây dựng cấu trúc hóa cần thiết thứ hai. Ở quy tắc Source này, thường có các quy trình mua sắm hàng hóa, dịch vụ…Bên cạnh đó, còn có công việc tìm nguồn cung cấp cơ sở hạ tầng. Để dễ dàng kiểm tra công việc quản lý supply chain của nhà cung cấp.Hay các thỏa thuận đã được hai bên đồng ý và quyết định thực hiện. Xem xét các phương pháp và hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.
  • Thực hiện (Make): Ở quy tắc này thường là quy trình ở những trạng thái cuối cùng. Đó là sản xuất, đóng gói thành phẩm, trưng bày sản phẩm để bán. Trong sản xuất và phân phối, ở giai đoạn quy tắc này là một phần quan trọng và không thể thiếu.
  • Giao hàng (Delivery): Khi sản phẩm đã được trưng bày và được người tiêu dùng chọn. Thì chúng ta tiến hành công đoạn giao hàng tới tay người tiêu dùng.Tức là thực hiện các công việc như lên đơn hàng, nhập kho, xuất kho, vận chuyển tới khách hàng… Quy tắc này thường liên kết với khách hàng và các dịch vụ cần thiết, số lượng hàng hóa tồn kho…
  • Gửi trả lại (Return): Không hẳn tất cả các sản phẩm khi giao hàng đều được đồng ý ngay. Bởi còn phụ thuộc vào cái nhìn khách quan của người mua.Nếu hàng hóa, sản phẩm bị hư hỏng, lỗi thì người mua có quyền hoàn trả hàng. Đây là quy tắc liên quan đến việc theo dõi hàng hóa sau khi giao hàng.Vì thế, nếu xảy ra việc return hàng hóa bạn cần lường trước mọi tình huống có thể xảy ra. Và xử lý sao cho hợp lý nhất có thể, vừa uy tín với khách hàng, vừa bảo vệ được sản phẩm của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Reverse Logistics là gì? Ví dụ và quy trình

Song song với các nguyên tắc và 5 khối của mô hình SCOR. Thì mô hình này còn có các cấp độ đo lường như sau:

  • Cấp 1: Đây là cấp độ dùng để định vị vị trí địa lý. Giúp supply chain của doanh nghiệp phân khúc và xác định bối cảnh.
  • Cấp 2: Ở cấp độ này thì supply chain của doanh nghiệp cần xác định được cấu hình.
  • Cấp 3: Cấp độ cuối cùng cần xác định các hoạt động kinh doanh chính của supply chain.

Với sự vận hành dựa trên các nguyên tắc, 5 khối và 3 cấp độ cụ thể. Chắc chắn bạn cũng đã hình dung ra được một mô hình supply chain SCOR sẽ diễn ra cụ thể như nào? Cần những cơ sở vật chất hay quy trình vận hành như thế nào đúng không ạ? Và chúng mình muốn đúc kết rằng sử dụng supply chain là một điều đúng đắn với các doanh nghiệp hiện nay. 

Mô-hình-quản-lý-chuỗi-cung-ứng-supply-chain
 Mô hình quản lý chuỗi cung ứng supply chain

Phương pháp quản lý Supply Chain

Để có thể vận hành tốt chuỗi cung ứng supply chain. Mỗi doanh nghiệp cần lên kế hoạch và đưa ra những phương pháp phù hợp. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để có thể đưa ra những phương pháp quản trị supply chain đúng đắn? Những phương pháp quản trị trong supply chain cụ thể là:

  • Phương pháp phân tích mô tả: Phương pháp này giúp doanh nghiệp có thể kiểm tra được quá trình hoạt động của hàng hóa. Được sử dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại nên phương pháp này mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Phương pháp phân tích dự đoán: Ở phương pháp này các doanh nghiệp sẽ dự đoán được những việc sẽ xảy ra trong tương lai. Và từ đó, lên kế hoạch để thích ứng hiệu quả nhất.
  • Phân tích đề xuất: Đây là phương pháp nâng cao của phân tích dự đoán. Bởi sau khi phân tích sẽ được đề xuất một số giải pháp phù hợp cho chuỗi cung ứng.
  • Phương pháp hoạch định: nghiên cứu và đưa ra những mục tiêu phù hợp. Có thể là mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn. Và đặc biệt, những mục tiêu ấy có thể thay đổi theo thời gian để phù hợp với thị trường, với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Những phương pháp trên chính là yếu tố để điều chỉnh các hoạt động của Supply chain. Bên cạnh những phương pháp trên, cần có sự hợp tác trong tất cả các phần giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp. Bởi quản trị chuỗi cung ứng chưa bao giờ đơn giản. Và cũng cần sự hỗ trợ từ các ứng dụng, máy móc… Để việc vận hành supply chain diễn ra nhanh chóng hơn. 

>> Xem thêm: 

Những thông tin của bài viết supply chain là gì? hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Thời buổi khoa học công nghệ hiện đại tiên tiến hiện nay. Việc lựa chọn chuỗi cung ứng supply chain management luôn được ưu tiên với các doanh nghiệp. Vì vậy, EFEX mong rằng doanh nghiệp bạn tin tưởng và lựa chọn supply chain uy tín cho mình nhé! 

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://efex.vn/vi
  • Địa chỉ: Tầng 5, The Nine Tower, số 9 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Mail: [email protected]
  • Fanpage: https://www.facebook.com/efex.asia
avatar
Nguyễn Viết LộcNguyễn Viết Lộc là chuyên viên Content tại EFEX. Dựa trên kinh nghiệm 2 năm trong ngành TMĐT, hậu cần và Logistics, Nguyễn Viết Lộc chia sẻ các bài viết hữu ích cho độc giả để biến hoạt động kinh doanh nhàm chán, khó khăn của doanh nghiệp SME tại Việt Nam trở nên thú vị, nhiều sắc màu và hiệu quả.