Ngày nay cùng với sự phát triển của thời đại, logistics và chuỗi cung ứng ngày càng được biết đến nhiều hơn. Vậy bạn hiểu logistics và chuỗi cung ứng là gì? Liệu có sự khác biệt giữa logistics và supply chain không? Hãy cùng theo dõi bài viết sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng ngay dưới đây nhé!
Logistics là gì? Đây thuật ngữ có nguồn gốc ở Latin, Đây là một phần trong quá trình của chuỗi cung ứng. Chính là khâu trung gian nhằm vận chuyển hàng hóa tới tay khách hàng. Bên cạnh đó logistics còn giúp lưu trữ, bảo quản, cung cấp hàng hóa cho khách hàng. Để hàng hóa luôn được giao hàng đúng thời hạn. Mà vẫn luôn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm khi đến tay khách hàng.
Logistics thường được phân chia với 3 giai đoạn cơ bản. Đó là logistics cung ứng, logistics sản xuất và logistics phân phối. Trong đó:
Logistics cung ứng là giai đoạn hầu như nguyên vật liệu, nhiên liệu,... được chuẩn bị.
Logistics sản xuất là giai đoạn đưa các nguyên vật liệu, nhiên liệu tiến tới sản xuất. Để giúp tạo ra sản phẩm chất lượng khi đến với khách hàng.
Logistics phân phối tức là phân phối, vận chuyển những thành phẩm chất lượng ở giai đoạn 2. Có thể đưa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Cũng có trường hợp logistics phân phối đồng thời là logistics cung ứng của doanh nghiệp khác.
Trong tất cả 3 giai đoạn trên, giai đoạn logistics cung ứng và logistics phân phối là những khâu thực hiện ngoài doanh nghiệp. Hoặc được thuê các dịch vụ trực thuộc logistics vận hành giúp doanh nghiệp bạn.
Đối với logistics sản xuất cần thuê dịch vụ bên ngoài tư vấn giúp đỡ. Còn những khâu tổ chức bên trong thì cần doanh nghiệp bạn phải tự thực hiện. Vì thế, bạn cần cẩn thận và cân nhắc để lựa chọn loại hình dịch vụ phù hợp với từng giai đoạn nhé!
Khái niệm Supply Chain là gì?
Logistics là một bộ phận trong quá trình của supply chain.
Vậy Supply Chain là gì? Chuỗi cung ứng Supply Chain có những điểm gì nổi bật?
Trong chuỗi cung ứng thì bao gồm nhiều khâu công việc khác nhau. Điển hình là logistics như đã đề cập ở trên. Supply Chain là quá trình tìm kiếm nguồn nguyên liệu, sản xuất và tạo ra thành phẩm. Bên cạnh đó, supply chain còn giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận về cho mình. Thúc đẩy tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Hơn hết, việc quản lý supply chain cũng phải hết sức cẩn thận. Bởi vì đây là một quy trình lớn, gồm nhiều phần riêng lẻ nhưng hợp nhất và có sự liên kết. Nếu một trong số những khâu công việc bị gián đoạn. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới những khâu công việc tiếp theo. Vì vậy, để quản lý tốt chuỗi cung ứng của mình.
Chúng mình khuyên doanh nghiệp bạn luôn theo dõi, giám sát sát sao khi hàng hóa qua từng giai đoạn. Để quản lý, kiểm tra dễ dàng xem có làm đúng như kế hoạch dự kiến hay không? Và nhanh chóng phản ứng kịp thời với những phát sinh xảy ra bất ngờ.
Điểm giống nhau giữa Logistics và Supply Chain
Sau khi tìm hiểu về thuật ngữ logistics và supply chain. Chắc hẳn bạn cũng hiểu hơn phần nào về logistics và supply chain đúng không nào? Vì logistics là một phần của quy trình chuỗi cung ứng.
Nên giữa logistics và supply chain sẽ có vài điểm tương đồng? Vậy điểm giống nhau giữa logistics và supply chain là gì?
Logistics và supply chain đều là dịch vụ giúp cho hàng hóa được vận chuyển đến với khách hàng. Đều được phối hợp giữa nhà cung cấp, người tiêu dùng và các cơ sở vật chất. Để hàng hóa luôn được vận hành theo đúng quy trình đã đặt ra. Cùng với đó, supply chain giúp logistics vạch ra kế hoạch, chiến lược cụ thể. Và cả hai đều giúp lưu trữ, vận chuyển hàng hóa đảm bảo theo đúng kế hoạch. Điển hình là một số đặc điểm tương đồng như sau:
Là quá trình liên quan đến hàng hóa, dịch vụ…
Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
Giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Thực hiện công việc dựa trên sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng.
Sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng là gì?
Bên cạnh những điểm tương đồng, thì sẽ phải kể đến những điểm không tương đồng. Đó là những điểm khác nhau giữa logistics và supply chain. Như đã nói thì logistics là một phần của supply chain. Vậy thì giữa logistics và supply chain có những điểm khác nhau gì?
Tầm ảnh hưởng: Về Supply chain là một hệ thống rộng lớn. Nên có tầm ảnh hưởng dài hơn so với logistics. Bởi supply chain ảnh hưởng đến tất cả quá trình của toàn doanh nghiệp. Còn logistics chỉ là một phần ảnh hưởng nhỏ, ngắn hạn.
Quy mô: Về supply chain là một hệ thống lớn. Trong đó có nhiều đơn vị, tổ chức để hoạt động tạo sản phẩm. Còn logistics chỉ là một phần của supply chain, là một hoạt động với sự quản lý của một doanh nghiệp.
Mục tiêu: Về supply chain luôn mong muốn tiết kiệm chi phí trên toàn hệ thống. Nhờ vào việc phối hợp với nhiều doanh nghiệp và đơn vị. Còn logistics chỉ tiết kiệm chi phí trong quá trình vận chuyển. Nhưng lại tăng hiệu quả dịch vụ.
Công việc: Về phần công việc của supply chain sẽ gồm tất cả các hoạt động logistics, nguồn cung cấp, sản xuất và hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị khác… Còn công việc của logistics thì gồm các hoạt động vận tải, giao hàng, kho bãi, khách hàng…
Phạm vi hoạt động: Như chúng mình đã nhắc đến ở trên thì logistics thường hoạt động trong phạm vi doanh nghiệp. Còn Supply Chain có phạm vi rộng hơn logistics. Cụ thể là quản lý toàn bộ doanh nghiệp.
Supply chain
Logistics
Điểm khác nhau
Là chuỗi hoạt động liên tiếp và có sự liên kết với nhau. Chuỗi cung ứng là ngành dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp. Để hoàn thiện quá trình tạo ra sản phẩm đưa tới khách hàng.
Mục đích của supply chain là tối ưu hóa nhất có thể về mọi mặt cho doanh nghiệp.
Một quy trình của quản lý chuỗi cung ứng cơ bản gồm 7 khâu. Như là hậu cần, lên kế hoạch, hoạch định nhu cầu/nguồn lực, quản lý hàng tồn, logistics và tối ưu hóa.
Đội ngũ nhân viên quản lý supply chain cũng cần phải có trách nhiệm với công việc của mình. Cụ thể là nên theo dõi sát sao trong việc quản lý các hoạt động của chuỗi cung ứng. Để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí hiệu quả.
Đồng thời, cần biết hợp tác với các nhà quản lý trong việc lên kế hoạch và thực hiện công việc. Giúp công việc diễn ra suôn sẻ và giao hàng nhanh chóng tới tay khách hàng. Theo dõi hiệu suất làm việc của các hoạt động trong kho. Và đảm bảo các nhà cung cấp luôn đáp ứng đầy đủ các thỏa thuận như ban đầu.
Còn logistics được biết đến trong việc thuận tiện vận hành các hoạt động. Cũng có thể hiểu logistics là dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp.
Nhìn chung, logistics luôn hướng đến mục đích vì khách hàng.
Khi làm trong logistics thì nhân viên cũng cần tuân thủ tất cả quy định đã được đề ra. Và phải có trách nhiệm đúng đắn với việc làm của mình. Nhân viên quản lý logistics cần lưu ý trong việc quản lý, lập kế hoạch cho các đề xuất, ý tưởng logistics. Bên cạnh đó, cần biết thiết lập quy trình để giúp tối ưu quá trình vận hành sản phẩm.
Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi áp dụng dịch vụ logistics. Nhân viên quản lý nên kiểm tra, theo dõi việc lựa chọn các nhà cung cấp, phân phối. Và lưu ý nên để ý đến việc giám sát hàng tồn kho để báo lên cho cấp trên số lượng hàng trong kho.
Bởi logistics có thể quản lý nguồn nhân lực, hàng hóa lưu trữ. Bên cạnh đó còn giúp vận chuyển hàng hóa đến nơi an toàn nhanh chóng. Hầu hết, logistics có rất nhiều phương thức để vận chuyển hàng hóa khác nhau. Giúp lưu trữ, giám sát, kiểm tra chất lượng hàng hóa luôn được đảm bảo cho đến giai đoạn cuối cùng của chuỗi cung ứng.
Cũng vì thế mà logistics luôn là một mảnh ghép không thể thiếu của chuỗi cung ứng. Sau tất cả, logistics trong supply chain mang những vai trò đặc biệt. Và điển hình là những vai trò như sau:
Luôn hỗ trợ sát sao chuỗi cung ứng trong việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa…
Giúp chuỗi cung ứng nâng cao chất lượng trong các khâu công việc.
Giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khi áp dụng logistics trong chuỗi cung ứng.
Tạo sự uy tín và niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này.
Đề xuất những phương án vận chuyển, phương tiện vận tải để tối ưu hóa chi phí vận chuyển hàng hóa.
Hy vọng những thông tin trong bài viết Sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng hữu ích với bạn! Qua bài viết này, chắc chắn bạn đã phân biệt được logistics và chuỗi cung ứng đúng không nào? Mong bạn sẽ chọn lựa những dịch vụ logistics và supply chain phù hợp với doanh nghiệp của mình. Thông tin liên hệ:
Nguyễn Viết LộcNguyễn Viết Lộc là chuyên viên Content tại EFEX. Dựa trên kinh nghiệm 2 năm trong ngành TMĐT, hậu cần và Logistics, Nguyễn Viết Lộc chia sẻ các bài viết hữu ích cho độc giả để biến hoạt động kinh doanh nhàm chán, khó khăn của doanh nghiệp SME tại Việt Nam trở nên thú vị, nhiều sắc màu và hiệu quả.