Xem thêm nội dung
Logistics đang ngày càng được ưa chuộng và săn đón. Bởi việc vận chuyển hàng hóa ngày càng đa dạng và thuận tiện hơn với cả người bán, người mua. Đây cũng là một khâu trung gian giúp việc giao hàng cho khách hàng uy tín, chất lượng và an toàn.
Vậy việc quản trị logistics sẽ diễn ra như thế nào? Quản trị logistics là gì? Liệu quản trị logistics có quan trọng không? Quản trị logistics có chức năng và mục tiêu như nào? Efex sẽ cùng bạn tìm hiểu qua một số thông tin của bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo ngay giải pháp hoàn thiện đơn hàng đầu cuối của EFEX
Chúng ta có thể hiểu quản trị logistics nằm một phần trong việc quản lý chuỗi cung ứng. Việc quản trị ở đây cụ thể là hoạch định, thực hiện, kiểm soát hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu trữ. Logistics management hay quản trị logistics là việc quản lý toàn bộ quy trình logistics từ đầu đến cuối.
Với mục đích là nhu cầu của khách hàng luôn được ưu tiên hàng đầu. Quản trị logistics cũng có nghĩa là tối ưu hóa chi phí của người mua. Mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí logistics cho người tiêu dùng.
Vì thế, để có thể quản trị logistics tốt thì cần phải trau dồi, học tập, sáng tạo trong mọi khâu sản xuất. Sẵn sàng thích ứng với những biến đổi đột ngột của chuỗi cung ứng logistics. Cần có một sự phân bố nguồn lực và chiến lược một cách hiệu quả. Nếu việc quản trị logistics diễn ra suôn sẻ thì quá trình hàng hóa tới tay khách hàng sẽ diễn ra nhanh chóng. Cùng với những dịch vụ và tiện ích hiệu quả. Hơn nữa, quản trị logistics sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Và thu hút được lượng lớn khách hàng với mức chi phí thấp nhất có thể.
>> Xem thêm: Reverse Logistics là gì? Ví dụ và quy trình
Quản trị logistics phổ biến như vậy? Bạn có thắc mắc hoạt động cơ bản của quản trị logistic là gì không? Chức năng chủ yếu của nó là gì nhỉ? Cùng chúng mình gỡ rối bằng những thông tin ngay dưới đây nhé! Quản trị logistics gồm những hoạt động cơ bản trong quá trình quản trị như sau:
Với những hoạt động cơ bản của quản trị logistics như thế. Chắc hẳn bạn cũng hiểu hơn phần nào về logistics đúng không nào? Những hoạt động luôn được xâu chuỗi và không thể tách rời trong quá trình hoạt động. Đồng thời, chức năng chủ yếu của quản trị logistics cụ thể đó là:
Với sự tổng hợp các chức năng tuyệt vời đến như thế. Quản trị logistics ngày nay luôn được sự lựa chọn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Quản trị logistics sẽ làm giảm thiểu chi phí cho hàng hóa tồn kho. Giúp quá trình quản lý hàng hóa diễn ra ngày một tốt hơn.
Với những hoạt động và chức năng cơ bản mà chúng mình đã nói ở trên về quản trị logistics. Thì quản trị logistics bao gồm những phần gì? Những nội dung của quản trị logistics như thế nào nhỉ? Nội dung của quản trị logistics thường bao gồm: vận tải, kho bãi, hệ thống thông tin logistics, dịch vụ khách hàng, lưu trữ, quản trị vật tư, quản trị chi phí.
Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo những thông tin sau:
Phương tiện vận tải là một trong những nội dung quan trọng của quản trị logistics. Bởi phải có vận tải thì hàng hóa mới có thể được tới tay người tiêu dùng. Hiện nay, vận tải đang ngày càng phát triển và đa dạng về phương thức.
Vì thế, việc vận tải hàng hóa, sản phẩm đến với khách hàng cũng dần dễ dàng hơn. Vận tải cũng là khâu thiết yếu trong việc quản trị logistics. Từ đó, chi phí giao hàng được rút ngắn và tốc độ giao hàng nhanh chóng hơn. Giảm thiểu đáng kể những phát sinh về chất lượng sản phẩm trong quá trình vận tải. Vận tải được cải tiến thì giá trị khách hàng sẽ ngày một tăng cao hơn.
Sau vận tải thì kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong việc quản trị logistics. Bởi kho bãi là nơi chứa đựng và lưu trữ hàng hóa. Ở nội dung kho bãi, thì bạn cần phải đảm bảo về tình trạng, vị trí, chất lượng…của hàng hóa trong kho. Nội dung trong quản trị kho bãi logistics rất đa dạng. Thường có thiết kế mạng lưới trong kho, trang thiết bị; hay là việc bảo quản hàng hóa và tổ chức thực hiện hoạt động xuất/nhập kho.
Trên thực tế, quản trị logistics đối với kho bãi còn là quản lý hệ thống thông tin trong kho. Hoặc tổ chức các công tác/hoạt động kho bãi một cách an toàn nhất có thể.
>> Xem thêm: In-house Logistics là gì? Giải pháp Logistics TMĐT tốt nhất năm 2024
Công nghệ ngày càng phát triển hiện đại thì hệ thống thông tin trong quản trị logistics càng quan trọng. Bởi đây là yếu tố giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được hàng hóa cũng như quá trình quản lý hàng hóa. Hệ thống thông tin của quản trị logistics cơ bản gồm các thông tin nội bộ, từng bộ phận và các khâu công việc. Điển hình ở đây đó là:
Tất cả các thông tin trên, nếu được quản lý tốt thì đơn hàng và chiến lược kinh doanh hàng hóa sẽ tốt lên đáng kể. Vì thế, trong việc quản trị logistics thì đầu tư vào hệ thống thông tin là một lựa chọn đúng đắn.
Dù vận tải, kho bãi hay hệ thống thông tin có tốt đến mấy. Nhưng dịch vụ logistics với khách hàng không tốt thì cũng không được sự ủng hộ của khách hàng. Mất khách thì lượng đặt hàng hóa và uy tín thương hiệu sẽ giảm. Vì đừng chủ quan trong quá trình phục vụ dịch vụ cho khách hàng bạn nhé!
Nếu được sự hài lòng và đồng tình của khách hàng. Thì chắc chắn dịch vụ khách hàng việc quản trị logistics của bạn rất tốt đấy. Vì đây là hoạt động của bên người bán và người mua với bên trung gian thứ 3. Dịch vụ khách hàng tốt thì sẽ làm chó giá trị đầu ra và đầu vào của bạn tăng cao hơn. Giúp hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển và doanh thu tăng cao.
Việc dự trữ hàng hóa là một điều tất yêu với quá trình tái sản xuất sản phẩm. Dự trữ là lưu giữ một phần hàng hóa cần thiết cho quá trình hay hoạt động sau này. Nên để có thể đảm bảo tiến trình sản xuất được diễn ra liên tục. Thì cần phải có sự dự trữ hàng hóa. Đồng thời, dự trữ sẽ giúp cho việc sản xuất và kinh doanh hàng hóa tốt hơn.
Đây là một yếu tố đầu vào đối với quá trình logistics. Việc quản trị vật tư sẽ giúp bạn tìm kiếm được nguồn vật tư uy tín hay nơi cung cấp vật tư ổn định. Bên cạnh đó còn giúp bạn xác định được nhu cầu vật tư cần tìm cho doanh nghiệp của mình.
Muốn thành phẩm hàng hóa được bắt mắt và chất lượng tốt khi tới tay khách hàng. Thì đầu tư vào quản trị vật tư là một điểm sáng. Trong việc quản trị vật tư thường có các công đoạn chủ yếu. Điển hình là xác định nhu cầu của vật tư, tìm kiếm nguồn vật tư uy tín. Sau đó, sẽ tiến hành thu mua vật tư đã được xác định. Cuối cùng là đưa vận chuyển vật tư về kho để nhập khẩu và lưu trữ đúng cách.
Chi phí là một trong những khoản phí quan trọng trong quản trị logistics. Vì vậy việc quản trị chi phí thực sự rất quan trọng. Trong quá trình logistics chắc hẳn sẽ gây phát sinh nhiều chi phí khác. Việc tăng hay giảm chi phí cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cả quá trình logistics. Bạn nên quản trị cẩn thận để có thể tiết kiệm tối ưu nhất. Cần phải liệt kê và đưa ra bảng dự trù cơ bản để có thể lường trước được chi phí cần chi trả cho quá trình logistics.
>> Xem thêm: Logistics xanh là gì? 5 chiến lược phát triển Logistics xanh
Khi thực hiện bất cứ công việc gì, chúng ta cần đề ra những mục tiêu và chiến lược cụ thể để có thể dễ dàng thực hiện và hoàn thành mục tiêu mà mình đã đề ra trước đó. Vậy bạn có biết mục tiêu, chiến lược của quản lý logistics là gì? Dưới đây là mục tiêu và chiến lược trong việc quản trị logistics của các doanh nghiệp lớn trên thế giới áp dụng được Efex tổng hợp:
Về phần mục tiêu thì ở quản trị logistics thường đưa một số mục tiêu như sau:
Đã có mục tiêu phát triển cụ thể thì chúng ta cần phải có chiến lược để có thể hoàn thành tốt công việc. Vì thế, quản trị logistics thường có những chiến lược như sau:
Vì logistics là một chuỗi cung ứng liền mạch, không thể tách rời bất kì khâu nào cả. Khi một phần trong chuỗi bị lỗi. Thì sẽ ảnh hưởng đến tiến trình sau này của cả quá trình. Nếu muốn việc quản trị logistics được tốt đẹp và thành công. Thì trong bất kì khâu nào của công việc, bạn cũng cần phải xem xét cẩn thận. Vậy nên, việc điều phối chức năng của cả hệ thống logistics cần được hòa hợp và điều chỉnh hợp lý nhất. Điều phối chức năng cũng phải luôn được cải thiện để phù hợp với xu thế thời đại hiện nay.
Bởi trong quá trình logistics gồm rất nhiều hoạt động. Nên để có một mạng lưới logistics ổn định cần tích hợp chuỗi cung ứng với nhau. Cụ thể là bạn nên đưa ra những chiến lược cho việc nhập/xuất khẩu hợp lý. Bên cạnh đó, cần lựa chọn phương thức vận tải và vị trí kho bãi cho hàng hóa phù hợp.
Hơn hết, cần phải xác định vị trí chuỗi cung ứng ở các quốc gia. Để dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa đối tác cho lô hàng của mình. Và một phần không thể thiếu đó là hệ thống thông tin luôn được đảm bảo và cải tiến hơn. Phù hợp với xu hướng phát triển của logistics hiện nay.
Mở rộng danh tiếng thương hiệu và được nhiều người biết đến hơn. Quảng cáo cũng có thể được thay thế bằng cách sử dụng một số thông tin khác. Điển hình như là việc mở rộng phương thức liên lạc với doanh nghiệp. Cùng hợp tác với các doanh nghiệp hay nhà cung cấp uy tín, chất lượng. Thông tin hàng hóa tồn kho luôn được cập nhật chính xác nhất.
Có đối tác thì hoạt động logistics mới có thể phát triển vững mạnh được. Nhưng không phải cứ hợp tác với nhiều đối tác thì lô hàng của bạn sẽ tốt hơn không? Câu trả lời ở đây là không. Bởi việc quá nhiều đối tác cho một chuỗi cung ứng sẽ dẫn đến việc xao nhãng và tốn kém. Vì thế, chúng mình khuyên bạn nên lựa chọn đối tác phù hợp và uy tín, Việc giảm lượng đối tác sẽ giúp chi phí hoạt động được giảm xuống. Tiết kiệm được thời gian và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Sẽ có lúc xảy ra những phát sinh không lường trước được. Tuy nhiên trong khi quản lý hàng tồn kho thì việc rủi ro gộp sẽ làm hạn chế lượng hàng tồn kho. Khi xảy ra rủi ro gộp thì việc dự trữ an toàn sẽ giảm. Từ đó khách hàng sẽ thực hiện đặt hàng với khoảng thời gian ngắn. Đồng thời, sẽ giúp làm giảm lượng hàng tồn kho. Việc rủi ro gộp tăng lên dẫn đến khả năng hàng hóa được bán hết nhiều hơn.
Thuật ngữ "quản trị chuỗi cung ứng" (supply chain management) chỉ mới xuất hiện vào cuối những năm 1980 và trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm 1990. Trong khi đó, thuật ngữ "logistics" đã xuất hiện từ lâu trước đó. Vậy giữa 2 khái niệm này có điểm gì khác nhau?
Dưới đây là một số so sánh của EFEX:
So sánh | Quản trị logistics | Quản trị chuỗi cung ứng |
Quy mô, phạm vi hoạt động | Thường nằm trong phạm vi một doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào các hoạt động di chuyển, lưu kho và phân phối sản phẩm nội bộ của doanh nghiệp đó. | Liên quan đến mạng lưới các công ty cùng hợp tác, phối hợp để đưa sản phẩm tiếp cận thị trường một cách hiệu quả. Quản trị chuỗi cung ứng có phạm vi rộng hơn, vượt ra ngoài ranh giới của một doanh nghiệp đơn lẻ. |
Mục tiêu | Tập trung vào việc giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ trong nội bộ doanh nghiệp. | Giảm tổng chi phí thông qua tăng cường khả năng phối hợp và hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng. Quản trị chuỗi cung ứng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng, vượt ra ngoài phạm vi của một doanh nghiệp riêng lẻ. |
Công việc | Tập trung vào các hoạt động như vận tải, kho bãi, dự báo nhu cầu, quản lý đơn hàng, giao nhận và dịch vụ khách hàng trong nội bộ doanh nghiệp. | Bao gồm các công việc của logistics cộng thêm việc quản lý nguồn cung ứng, sản xuất, hợp tác và phối hợp giữa các đối tác trong toàn bộ chuỗi cung ứng từ nhà cung ứng, nhà sản xuất cho tới người tiêu dùng. |
>> Xem thêm:
Việc quản trị logistics cần phải được phổ biến rộng rãi và cải thiện về mọi mặt. Nếu bạn đang cần tìm kiếm thông tin về logistics. Thì bài viết về quản trị logistics là gì? Ưu và nhược điểm này dành cho bạn. Mong rằng những thông tin về quản trị logistics sẽ giúp ích cho bạn nhé! Đừng quên theo dõi chúng tôi để nhận được nhiều thông tin thú vị và hữu ích hơn!
Thông tin liên hệ: