logo
logo
Logistics

Chi phí logistics là gì? Cách tính chi phí Logistics

Nguyễn Viết Lộc
Chi phí logistics là gì? Cách tính chi phí Logistics

Chi phí logistics (Logistics Costs) là một trong những khái niệm phổ biến và được quan tâm nhiều trong ngành vận tải hàng hóa. Đặc biệt được sử dụng nhiều trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta. Chi phí logistics được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngành logistics phát triển mạnh. 

Vậy cụ thể chi phí logistics là gì? Vì sao chi phí Logistics tại Việt Nam luôn cao khi so sánh với các nước trong khu vực? Cùng Efex tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết dưới đây! 

chi phí logistics là gì? Những thông tin hữu ích về chi phí logistics
chi phí logistics là gì? Những thông tin hữu ích về chi phí logistics

Chi phí Logistics là gì?

Khái niệm chi phí Logistics là gì? Chi phí logistics thường đề cập đến những vấn đề xoay quanh những nguồn lực khác nhau. Nguồn lực ấy có thể bao gồm: nguồn nhân lực, hàng hóa/thành phẩm, chi phí và những thông tin cần thiết khác của khách hàng. Các nội dung trên được quy đổi về đơn vị là khối lượng tiền để dễ dàng quản lý và kiểm soát trong quá trình vận hành. 

>> Xem thêm: 

Các chi phí logistics Việt Nam bao gồm:

  • Về vận tải: giữ vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng từ ⅓ đến ⅔ nguồn chi phí lưu thông và phân phối hàng hóa trong quá trình vận chuyển
  • Về cơ hội vốn: tạo ra nhiều cơ hội cũng như lợi nhuận trong việc hạn chế hàng tồn kho, đầu tư thời gian và chi phí vào những hoạt động sinh lời khác trong quá trình logistics.
  • Về bảo quản hàng hóa: những chi phí liên quan đến quá trình bảo quản hàng hóa như: chi phí thuê kho bãi, chi phí kiểm tra, chi phí bảo hiểm hàng hóa tránh khỏi những hư hỏng, thất thoát gây thiệt hại

Công thức, cách tính chi phí Logistics

Tất cả các loại hàng hóa khi tung ra thị trường đều đảm bảo những yếu tố nhất định. Bên cạnh yếu tố chất lượng thì yếu tố về giá thành cũng giữ vai trò rất quan trọng. Các nhà lãnh đạo luôn phải đưa ra những mức giá phù hợp mà vẫn đảm bảo giá thành bán ra luôn luôn lớn hơn chi phí sản xuất. Vậy cách tính chi phí logistics được xác định như nào?

G ≥ C1 + C2 + C3 + C4 + C5

Các đại lượng xuất hiện trong công thức lần lượt là:

  • G: giá bán của hàng hóa ra thị trường
  • C: những chi phí sản xuất của sản phẩm
  • C1: chi phí sản xuất ra thành phẩm. Đây sẽ là yếu tố quan trọng nhất để xác định giá bán EXWORK
  • C2: chi phí cho những hoạt động marketing
  • C3: chi phí vận tải, vận chuyển hàng hóa
  • C4: chi phí cơ hội cho những hàng hóa tồn kho
  • C5: các chi phí về bảo quản hóa

Nói tóm lại, chi phí logistics sẽ gồm:

CLog = C3 + C4 + C5

Để hiểu rõ hơn về những chi phí trên, chúng mình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cụ thể về những đại lượng ấy. Để bạn đọc có cái nhìn đa chiều cũng như hiểu sâu sắc hơn về thành phần cấu tạo nên chi phí logistics. 

Cơ cấu chi phí logistics 2014
Cơ cấu chi phí logistics 2014

Chi phí vận tải C3

Nhắc đến logistics, yếu tố vận tải đóng vai trò quan trọng cũng như chi phối nhiều đến hoạt động logistics. Cũng chính vì vậy, mà chi phí vận tải cho hoạt động logistics cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Thông thường, chi phí vận tải sẽ chiếm từ ⅓ đến ⅔ tổng chi phí lưu thông hàng hóa. Ngành logistics phát triển cũng đã kéo theo nhiều ngành kinh tế khác phát triển. Điển hình là ngành vận tải với nhiều công ty cung cấp nhiều hình thức vận tải mới, phù hợp và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. 

Chi phí vận tải C3
Chi phí vận tải C3

Nhưng điều ấy cũng không thể làm chi phí logistics giảm bởi giá thành của các yếu tố về nhiên liệu, nguồn cung năng lượng để các phương tiện ấy có thể hoạt động ngày càng leo thang mạnh. 

>> Xem thêm: Reverse Logistics là gì? Ví dụ và quy trình 

Điều này vô tình trở thành một trở ngại lớn, chính vì vậy mà rất nhiều các chuyên gia đã nghiên cứu nhằm mục đích có thể giảm thiểu được chi phí này. Qua hoạt động kiểm tra và nghiên cứu, người ta đã tìm ra được những cách giúp tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả. 

Những phương pháp ấy chỉ đơn giản là: hỗ trợ nhiều trang thiết bị cho phương tiện vận tải, thiết kế sản phẩm cũng như cách đóng gói, bao bì hàng hóa gọn gàng và tiết kiệm diện tichs nhất có thể. Nó sẽ giúp tăng khả năng chất xếp hàng hóa lên phương tiện, gián tiếp giúp giảm thiểu chi phí vận tải trong logistics.

Chi phí cơ hội vốn C4

Chi phí cơ hội c4 được xem là một nguồn chi phí suất sinh lời tối thiểu. Thay vì đầu tư cho những hàng hóa tồn khi thì chi phí ấy đã dành cho đầu tư nhiều hoạt động khác. Nhằm mục đích sinh lời cho doanh nghiệp. Chúng ta có thể tính toán chi phí cơ hội vốn C4 này như sau:

C4 = (qi.kv).t.[(1+r).t -1]

Các đại lượng xuất hiện trong công thức trên lần lượt là:

  • qi: tổng số hàng hóa trong một lần vận chuyển
  • kv: là mức định vốn trên một đơn vị hàng hóa. Đây là một yếu tố phụ thuộc vào công nghệ sản xuất hiện nay
  • t: là số đơn vị phải chịu lãi suất của nguồn vốn hàng tồn mỗi năm. Có thể tính theo tháng hoặc năm, được xác định bằng công thức t = 1/m
  • r: mức lãi suất mà doanh nghiệp phảI trả cho nguồn vốn đã vay

Có những yếu tố chắc chắn sẽ tác động đến C4 như: thị trường vốn hiện hành, công nghệ trong quá trình sản xuất, khối lượng của vật tư và khối lượng sản phẩm tồn kho. 

Theo công thức trên, nếu hai yếu tố rkv cố định (không thay đổi) thì chi phí cơ hội vốn C4 sẽ tỷ lệ thuận với qi. Lúc nào qi giảm bao nhiêu thì C4 cũng sẽ giảm bấy nhiêu và ngược lại. 

Chi phí cơ hội vốn C4
Chi phí cơ hội vốn C4

Những doanh nghiệp đời đầu thường không quan tâm tới chi phí này. Sở dĩ như vậy là vì họ đã phát triển trong giai đoạn nhu cầu thị trường ít, số lượng và mẫu mã hàng hóa còn hạn chế, nhu cầu vay vốn còn ít nên mức lãi suất cũng còn thấp. Tuy nhiên, với sự phát triển thành công của logistics, thị trường logistics đã có nhiều thay đổi nhất định. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng cao, nhu cầu vay vốn đầu tư cũng tăng cao làm mức lãi được nâng lên. Vì vậy mà chi phí cho cơ hội vốn ngày càng trở nên cần thiết hơn.

Chi phí bảo quản hàng hóa C5

Hàng hóa nếu không được bảo quản trong những điều kiện thuận lợi sẽ có thể hư hỏng, thất thoát gây thiệt hại lớn. Chính vì vậy mà không một doanh nghiệp nào tiếc chi phí đầu tư cho khâu bảo quản hàng hóa.

Chi phí bảo quản hàng hóa bao gồm những chi phí liên quan: kho bãi, công nghệ bảo quản, nhân công và bảo hiểm hàng hóa. Cuối cùng, chi phí bảo quản hàng hóa C5 được tính bằng công thức sau:

C5 = (qi. Tbq . glk) + (qi.k.g) + Cbh

Các đại lượng xuất hiện trong công thức lần lượt là:

  • qi: tổng số hàng hóa trong một lần vận chuyển’
  • Tbq: thời bảo quản lượng hàng hóa trong một lần vận chuyển
  • glk: chi phí trung bình khi vận chuyển 1 đơn vị hàng hóa trong ngày
  • k: tỷ lệ hư hỏng, tổn thất hàng hóa trong quá trình lưu kho
  • g: tổng giá trị của số hàng hóa lưu kho
  • Cbh: chi phí phải trả cho bảo hiểm của lô hàng ấy

Theo công thức trên, chi phí bảo quản hàng hóa C5 có quan hệ mật thiết với đại lượng qi. Chính vì vậy mà khi qi nhỏ, thời gian lưu trữ nhỏ thì sẽ đi đến kết quả là chi phí thấp và ngược lại.

Chi phí bảo quản hàng hóa C5
 Chi phí bảo quản hàng hóa C5

Thực trạng chi phí logistics của Việt Nam hiện nay

Hiện nay, logistics đã và đang đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Tuy nhiên, không phải ngành logistics của nước nào cũng phát triển đúng hướng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sai lệch trong việc phát triển logistics chính là chi phí logistics. 

Ở Việt Nam, hiện nay không có quá nhiều công ty, doanh nghiệp hiểu và biết rõ tầm quan trọng của logistics. Từ đó gián tiếp làm logistics trong nước chậm phát triển.

Chưa thực sự chú trọng vai trò của chi phí logistics

Tại Việt Nam, không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể nhìn ra tầm quan trọng của chi phí logistics đối với sự phát triển của công ty. 

Chi phí Logistics là sự liên kết chặt chẽ giữa: marketing, sản xuất, phân phối và vận tải. 

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại bố trí sai vị trí của chức năng này. Xếp nó vào các phòng ban hành chính, tài chính - kế toán. 

Điều này đã vô tình kìm hãm sự phát triển của ngành logistics. Muốn các phòng ban có những sự liên kết nhất định, trước hết phải tổ chức hệ thống bộ máy công ty liên kết với nhau. Chúng ta có thể tổ chức thành lập riêng một phòng chuyên về logistics và chuỗi cung ứng. Để tại đây, các nhà quản trị logistics có trình độ chuyên môn cao có thể phát huy hết khả năng của mình.

Bảng so sánh chi phí logistics của Việt Nam và một số nước trên thế giới
 Bảng so sánh chi phí logistics của Việt Nam và một số nước trên thế giới

Có một sự thật rằng các doanh nghiệp ngày nay đã quá phụ thuộc đơn vị thuê ngoài logistics. Quá trình cung ứng sản phẩm ra thị trường ngày càng qua tay nhiều đơn vị có chức năng khác nhau. Điều này đã làm cho chi phí logistics tăng cao. Không những ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm mà còn gián tiếp làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. 

Nhưng nếu một doanh nghiệp tập trung hết các khâu trong quá trình logistics về mình. Thì sẽ có sự phân tán nhất định về chất lượng. Từ đó không tập trung vào phát triển mạnh sản phẩm, dẫn đến chất lượng giảm sút. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải tính toán thân trọng, chỉ nên sử dụng đơn vị thuê ngoài khi cần thiết. 

Ưu tiên tự làm những giai đoạn có thể tự làm, sử dụng hợp lý các đơn vị 3PL trên thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải hết sức đầu tư, chú trọng hơn đến vai trò của chi phí logistics. Dành một sự tập trung nhất định để thu về những thành quả xứng đáng nhất.

Thực trạng về cơ sở hạ tầng trong nước còn yếu kém

Là một nước Đông Nam Á có vị trí địa lý không chỉ thuận lợi về quân sự mà còn ca kinh tế. Có diện tích trải dài nên Việt Nam có hơn 17.000km đường bộ; hơn 3.200 km đường sắt hoạt động tốt; có trên 250 cảng biển và có 22 sân bay (nội địa và quốc tế). 

Tuy vậy, địa hình đồi núi chiếm ¾ đã làm quá trình vận tải hàng hóa trong nước gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận giao thông chưa đảm bảo chất lượng nên thường xuyên xảy ra những vụ tai nạn. Không những vậy, có nhiều cảng biển hoạt động xuyên suốt cũng không thể phát triển mạnh. 

Bởi cơ sở hạ tầng của các cảng biển ấy chưa thực sự tốt. Nguồn vốn đầu tư cho những cơ sở hạ tầng này có yếu kém. Làm cho các cảng biển chỉ chứa được một lượng hàng hóa nhập - xuất nhất định. Không thể hoạt động tăng năng suất.

Ngành vận tại trong nước còn gặp nhiều hạn chế
Ngành vận tại trong nước còn gặp nhiều hạn chế

Ngành vận tải của Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện, tuy nhiên ngành vận tải đường bộ vẫn chiếm phần đa. Điều này làm hạn chế sự phát triển ngành logistics của Việt Nam ra quốc tế. Chính vì vậy mà đã đẩy chi phí logistics lên cao, đồng thời kéo ngành logistics trong nước chậm phát triển. Thu về nguồn lợi nhuận chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng tại thời điểm hiện tại. 

>> Xem thêm: 

Hy vọng bài viết trên của Efex sẽ giúp các bạn hiểu rõ chi phí logistics là gì và có cái nhìn đa chiều hơn về vần đề chi phí logistics tại Việt Nam. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn đọc phát huy tốt hơn vai trò của chi phí logistics trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu đang có nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics, fulfullment TMĐT, EFEX chính là sự lựa chọn hoàn hảo  cho bạn. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và có mức giá ưu đãi nhất! Thông tin liên hệ:

avatar
Nguyễn Viết LộcNguyễn Viết Lộc là chuyên viên Content tại EFEX. Dựa trên kinh nghiệm 2 năm trong ngành TMĐT, hậu cần và Logistics, Nguyễn Viết Lộc chia sẻ các bài viết hữu ích cho độc giả để biến hoạt động kinh doanh nhàm chán, khó khăn của doanh nghiệp SME tại Việt Nam trở nên thú vị, nhiều sắc màu và hiệu quả.